Mr.Yummy's Sweet Home
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Mr.Yummy's Sweet Home


 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 The beginning - Calvin (bản dịch đầy đủ)

Go down 
Tác giảThông điệp
wuchun_piglet_love
2 vc Heo ham ăn
2 vc Heo ham ăn
wuchun_piglet_love


Tổng số bài gửi : 490
Reputation : 0
Join date : 05/09/2009
Age : 36
Đến từ : Nơi nào mà Chun đến - Chun'hours

The beginning - Calvin (bản dịch đầy đủ) Empty
Bài gửiTiêu đề: The beginning - Calvin (bản dịch đầy đủ)   The beginning - Calvin (bản dịch đầy đủ) EmptySat Nov 07, 2009 12:23 pm

Calvin Chen
HOÀNG TỬ LƯU LÃNG



Phần 1
Vancouver
Xuất phát

Vancouver vs. San Francisco

Cảnh tượng buồn không dự đoán trước.

Ngày 7 tháng 9 năm 1998, một ngày thay đổi cả cuộc đời tôi, tôi mãi mãi không thể quên ngày này!
Ngày này đối với tôi như một ngày kỷ niệm đặc biệt, 17 tuổi, tôi tự mình mang hành lý đến phi trường, đến tiễn có mẹ, bà và cô, mọi người đều khóc ở cửa vào. Vốn là cảm thấy không có gì, nhưng khi họ khóc, tôi cũng bị nhiễm lây, mắt ngân ngấn lệ.

Chỉ có thể nói bản thân trong ba năm học cao trung tôi thực sự rất ham chơi. Cách học ở Kiến Trung rất tự do, muốn học hay không đều phải xem ở chính mình. Tôi thuộc dạng hoàn toàn không học gì cả, thành tích thi vào đại học rất thảm hại, không thể nào tưởng tượng được! Ba tôi là một người đàn ông rất truyền thống, nhìn thấy thành tích như thế đương nhiên là tức chết. Ông ấy nói, tôi ham chơi như thế, hoặc là phải học lại một năm đợi thi lại, hoặc không thì ra nước ngoài học. Tôi từng nghĩ là sẽ đi San Francisco, vì ở đó người Hoa nhiều, chú tôi lại di dân đến đó đã hơn 20 năm, dễ dàng chăm sóc hơn. Nhưng, Shawn, người bạn học mà tôi chơi cùng lúc học tiểu học, cũng là hàng xóm của nhà tôi, đã di dân đến Vancouver trước đó, gần nhà cậu ấy cũng có một trường đại học tư nhân, sau khi thảo luận, tương lai của tôi đã được quyết định – thẳng tiến đến Vancouver.

Đây là lần đầu tiên tôi tự mình đáp máy bay ra nước ngoài, đối diện với một tương lai mênh mông chưa biết trước, trong lòng thật sự rất thấp thỏm. Cuộc hành trình mới đã mở ra, một mình tôi bước vào khởi điểm, sẽ có điều gì đang chờ đợi tôi? Khi tôi trở lại, liệu tôi sẽ trở thành một người như thế nào đây……

Chỉ vừa bước ra hải quan phi trường, nhìn thấy Shawn nhiệt tình tiếp đón, tôi lập tức quên đi cảnh tượng chia tay buồn bã với người nhà mười mấy tiếng đồng hồ trước, bắt đầu cảm thấy hưng phấn vì một tương lai mới mẻ, những suy nghĩ lung tung và bất an mới dần dần ngừng lại.

Ở vùng đồng quê luyện tiếng Anh là hay nhất

“Cậu không phải nói là nhà cậu ở Vancouver sao?”, tôi phát giác ra khi xe chạy được một tiếng, cảnh vật bên ngoài cửa sổ càng lúc càng hoang vắng, không có chút gì là sắp “đi vào thành phố”.
“Phải, chỉ là không ở trung tâm thành phố thôi”, Shawn đáp lời.
Thị trấn nhỏ này có tên là Langley, tuy cũng ở thành phố Vancouver, nhưng lại hoàn toàn ở vùng ngoại ô. Không khí trong lành, cư dân thưa thớt, trong trấn có rất nhiều đồng cỏ, bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu cũng có thể nhìn thấy bò, ngựa và dê……

Nửa năm đầu ở Vancouver, tôi ở nhà của Shawn, mỗi ngày trời chưa sáng đã phải thức dậy, đi bộ khoảng 10 phút, băng qua cánh rừng để đón xe buýt. Xe buýt ở đây rất ít, mỗi một tiếng chỉ đến một chuyến, lỡ mất chuyến này phải đợi đến mất cả một tiết học - nói cách khác, mỗi ngày tôi đều phải dậy sớm, chuẩn bị, sau đó đi đón xe, nếu không thì chỉ có thể đợi đến ngoan ngoãn bị phạt. Nghe thì không khó, nhưng khi mùa đông đến còn có cả tuyết rơi! Cơn gió lạnh đó cũng như “rót” vào cành cây, và rót cả vào quần áo. Đi bộ trong trời tuyết cũng như có một lưỡi dao băng giá cắt vào da thịt, thật là đau khổ! Đối với người quen sống với khí hậu nhiệt đới như tôi, đây thật sự là một thế nghiệm vô cùng “khắc cốt ghi tâm”.

Sau khi ở nhà Shawn nửa năm, tôi bắt đầu dọn đến ký túc xá của trường, đi học thuận tiện hơn, cũng muốn để cho mình độc lập hơn. Vì đây là trường đại học Cơ Đốc giáo, nên phong cách học rất nghiêm ngặt, quản lý cũng rất nghiêm, trong sân trường nghiêm cấm hút thuốc. Trước khi vào học, giáo viên còn đưa học sinh đi cầu nguyện trước, nếu không có phòng cầu nguyện thì khi tan học sẽ cầu nguyện. Sống ở vùng đồng quê, chỉ trong một thời gian ngắn, trình độ tiếng Anh của tôi đã có bước tiến dài, ngoại trừ việc có thể chuyên tâm học hành, người Hoa ở đây cũng rất ít, lúc nào cũng phải dùng tiếng Anh, nên đã giúp tôi mau chóng hòa nhập môi trường mới.

Lưu học sinh Đài Loan đến Vancouver, đa số là ở Richmond, cách trung tâm thành phố nửa tiếng đi xe, nơi đó có thể nói là thiên đường của người Hoa, muốn tìm thử một người tóc vàng mắt xanh, nghe được một câu tiếng Anh cũng rất khó. Trên đường, đâu đâu cũng có bán trà sữa trân châu, cơm sườn và cơm đùi gà của Đài Loan. Tôi và bạn bè thường hay lái xe đến đó chơi vào cuối tuần, hát KTV, uống hồng trà sủi bọt, đem những cuốn băng ghi hình các tiết mục giải trí của Đài Loan như “Tôi đoán, tôi đoán, tôi đoán đoán”, “Tổng nghệ Đại Ca Đại” về nhà xem để an ủi tâm trạng nhớ nhà.

Tự dưng bắt đầu siêng học!

Sau khi học tiếng Anh ở trường đại học tư được một năm, tôi quyết định xin chuyền sang học ở trường đại học công lập. Nhưng vì thành tích ở cao trung không được tốt, xin chuyển không thành công, đành phải học đại học thực hành trước (gần như cao đẳng ở VN – ND), thông qua kiểm tra IELTS (sát hạch trình độ Anh ngữ của Canada), tôi được xếp vào học năm hai ngành kinh tế ở trường đại học Simon Fraser (gọi tắt là SFU). Có thể từ nhỏ ba đã định hướng cho tôi quan niệm “làm bác sĩ rất tốt”, lúc học cao trung cũng đứng trong top 3, nhưng khi đến Vancouver, một mặt là muốn nhanh chóng hoàn thành tốt nghiệp, mặt khác cũng muốn tương lai thực tế hơn, nên tôi đã chuyển ngành.

Học một năm ở đại học thực hành tôi rất siêng năng, thành tích môn nào cũng được điểm A, đứng đầu toàn lớp, còn được chọn là sinh viên danh dự. Sau khi thuận lợi chuyển sang SFU, tôi chỉ mất 2 năm là tốt nghiệp. Quy định của trường là phải học đủ 120 học phần mới có thể tốt nghiệp, phải mất mấy năm mới học xong, còn phải xem quyết định của sinh viên, cũng có người học đến 6 năm vẫn chưa muốn tốt nghiệp; còn tôi thì mỗi một học kỳ đều học 16, 17 học phần, cho nên 3 năm đã có bằng đại học.

Một người lúc trước thích chơi như tôi, làm thế nào mà đột nhiên “cải tà quy chính”, trở thành một cậu bé siêng năng phát điên? Tôi nghĩ phải “quy công” cho 3 năm học cao trung, những gì đáng chơi cũng đã chơi rồi. Một mình ra nước ngoài, đối với một người trẻ tuổi, chuyện điên rồ đó không còn hứng thú nhiều lắm; mặt khác lại nghĩ đến ba mẹ cực khổ thế nào, tốn biết bao nhiêu tiền cho tôi ăn học, đương nhiên không thể phụ lòng họ rồi!

Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi xin vào khoa nghiên cứu kinh tế của đại học Victoria (gọi tắt là UVIC), bắt đầu những ngày tháng tìm tòi học hỏi. Nói đến đây tôi không khỏi tự hào – khoa nghiên cứu này mỗi năm chỉ thu nhận 30 sinh viên, cần phải có thư giới thiệu của 3 vị giáo sư, tỉ lệ được nhận chỉ có 0. 0 mấy, tôi có thể thuận lợi nhập học, thật là một vinh dự hiếm có!

Học thạc sĩ thần tốc

Đại học Victoria nằm trên đảo Vancouver gần tỉnh Victoria, người ở vùng này gọi đây là “đảo nhỏ”, nhưng trên thực tế là nó cũng cỡ Đài Loan, nhưng đất nước Canada rộng lớn, nên trong mắt người Canada, thật sự chỉ là một hòn đảo “nhỏ”!

Victoria là một tỉnh của thành phố British Colombia, vì vậy trong thành phố có rất nhiều cơ quan Chính phủ, thậm chí là Quốc hội. Khí hậu ở Victoria dễ chịu, phong cảnh tươi đẹp, rất nhiều người Canada sau khi về hưu đều muốn đến đây ở. Nhưng mỗi dịp cuối tuần muốn về trung tâm thành phố Vancouver đi dạo, gặp gỡ bạn bè thì nhất định phải ngồi tàu hơn một tiếng trở lại đảo, rồi ngồi xe khoảng nửa tiếng thì mới đến nơi. Ở đây nói là “tàu”, nhưng không phải loại chạy 8 dặm trên nước ngọt hay loại phà Kỳ Tân ở Cao Hùng, nó là loại tàu biển cực lớn có thể chứa đến 2000 xe hơi, có thể trực tiếp lái xe từ trên bờ xuống tàu, bên trong còn có cả nhà hàng phục vụ buffet! Có khi còn có thề thấy cá heo và cá voi đang bơi thi bên mạn tàu nữa!

Học trong một môi trường gần như đoạn tuyệt với thế giới bên ngoài như thế, hiệu suất đương nhiên rất kinh người! Một sinh viên vừa học vừa viết luận văn, nhanh nhất cũng phải 2 năm mới tốt nghiệp, tôi chỉ mất 8 tháng là học xong, sau đó là chuyển về Vancouver để viết luận văn rồi. Có lẽ là tôi cũng muốn học xong sớm để rời khỏi hòn đào tràn đầy “hương lão” này!

Độc lập khiến cuộc sống thêm thú vị

Từ 18 đến 24 tuổi, tổng cộng tôi đã ở nước ngoài 6 năm, từng ở nhờ nhà bạn, cùng bạn chia sẻ nhà trọ, cũng đã từng ở một mình. Ba mẹ không ở bên cạnh, mọi sinh hoạt đều phải hoàn toàn dựa vào bản thân. Đăng ký, mua bảo hiểm, đến ngân hàng, dọn nhà, mua đồ ăn và đồ gia dụng… Trong thời gian ngắn, tôi từ một tiểu lưu học sinh chỉ biết vài câu tiếng Anh, trưởng thành thành một “người lớn” biết thu xếp mọi chuyện, sống một mình cũng không thành vấn đề.

Nếu hỏi tôi trong những năm kinh nghiệm sống ở nước ngoài, điều thu nhận được lớn nhất là gì? Tôi nghĩ tôi sẽ không ngần ngại trả lời: đó là “độc lập”. Vô tình, tôi được hoàn cảnh huấn luyện chuyện gì cũng phải tự mình làm, không còn dựa vào người khác nữa. Dù hằng tháng mẹ đều gửi phí sinh hoạt cho tôi, nhưng bà tính toán rất chi li, mỗi một khoản tiền đều vừa đủ, làm cho tôi thẻ tín dụng là để cần chi tiêu trong trường hợp khẩn cấp, chứ không phải để tôi tiêu xài hoang phí.

Lấy chuyện nấu ăn ra làm ví dụ, trước khi ra nước ngoài học, ở nhà sống những ngày tháng trà dâng tới tay, cơm dâng tận miệng, ngay đến luộc rau cũng không biết, nhưng sau khi ra nước ngoài, tôi từ việc nấu mì, nấu cơm học lên, đến sau này biết xào rau, chiên bò bít tết…Chỉ cần có bếp lò, lò vi ba và nồi cơm điện (còn gọi là “ba thứ quý giá của du học sinh”), cũng có thể trở thành ba món ăn vừa đơn giản vừa thịnh soạn, thậm chí những món khó hơn như thịt bò xào ớt chuông cũng không làm khó được tôi. Không dám nói là có thể sánh ngang trình độ của nhà hàng, nhưng khi đem ra mời bạn bè ăn thì cũng chưa từng mất mặt đâu nhé! Tôi rất thích uống canh hầm, để nó ngon hơn, tôi đã nghiên cứu ra một phương thức độc quyền – bỏ bơ và sữa bò vào, mùi vị vừa đậm đà lại vừa thơm, những ai uống qua đều khen!

Ngay đến bây giờ, tôi dù sống với người nhà, nhưng vẫn giữ thói quen tự mình giặt đồ, phơi đồ, xếp đồ. Có vài lần mẹ giúp tôi giặt đồ rồi để trong phòng tôi, trái lại tôi cảm thấy không quen, phải kêu bà đừng giặt nữa. Có lẽ, chính thời gian ở Canada đã luyện thành tâm thế và thói quen “tự lập tự cường” đấy!

Đàn ông Hàn Quốc rất “hạnh phúc”?

Một việc lớn khác thu nhận được khi học ở Vancouver chính là quen biết được nhiều người bạn đến từ các quốc gia khác nhau.Canada được xem là một quốc gia “đa chủng tộc”, ở Vancouver ngoại trừ có người da trắng, da màu, còn có rất nhiều người Hoa đến từ Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông, thêm vào đó là những người đến từ các nước châu Á khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Việt Nam, v.v Bạn bè của tôi đa số đến từ các quốc gia khác, những người sinh ra và lớn lên ở Canada không có bao nhiêu.

Vì bình thường hay tụ tập với nhau, nên tôi có rất nhiều cơ hội tiếp cận với nhiều nền văn hóa khác nhau. Mỗi khi đến dịp lễ Tạ ơn, lễ Giáng sinh, chúng tôi đều hẹn mỗi người chuẩn bị một món đến nhà một người bạn mở tiệc Potluck (nghĩa là mỗi người tự mang một món ăn đến nhà một người để mở party, cùng vui chơi, uống rượu và trò chuyện). Đương nhiên là sẽ nói về những món ăn đặc sắc, thói quen ăn uống, phong tục tập quán của các quốc gia khác nhau, đây là những chủ đề trò chuyện rất hay.

Bạn bè người Hàn của tôi rất nhiều, cũng đã từng quen bạn gái người Hàn, khi đi cùng họ thường hay nhận ra quan niệm “trọng nam khinh nữ” đã “cắm” thâm căn cố đế vào nền văn hóa của họ. Như có một người bạn Hàn Quốc hẹn tôi đến nhà cậu ấy cùng cậu ấy và người vợ mới cưới dùng cơm, hai người đàn ông chúng tôi ở phòng khách dùng cơm, uống bia, còn vợ cậu ấy thì cứ ở trong bếp nấu rồi lại nấu, bận túi bụi. Tôi rất ngại, bèn nói nhỏ với người bạn đó: “Thức ăn đủ rồi, mời chị nhà lên ăn chung đi!”, vậy mà cậu ấy nói: “Không cần đâu, vợ người Hàn là phải đợi chồng và bạn của chồng ăn no rồi mới có thể ngồi xuống ăn.”

Người bạn gái Hàn Quốc của tôi khi đó cũng vậy, cuối tuần đến nhà tôi chơi đều đem quần áo của tôi đi giặt và nấu cơm trước, không cần tôi giúp đỡ, tự mình cứ nấu nướng, bảo tôi chỉ cần ở phòng khách xem tivi là được. Trong mắt đàn ông Đài Loan có chút không thoải mái, nhất định sẽ muốn giúp dọn bát đĩa, bưng thức ăn, v.v Nhưng giới nữ Hàn Quốc dường như đã sớm quen như thế rồi, nếu đàn ông quá “nhiều chuyện” trái lại sẽ khiến họ cảm thấy rất lạ đó!

Người Nhật giữ “lễ” nhất thiên hạ

Người Nhật hữu lễ là nổi tiếng toàn thế giới, tôi cũng học được từ họ những lễ giáo ứng đối tiến thoái. Nhưng tôi không khỏi thắc mắc: lễ nghi của họ là từ thật tâm mà ra sao? Hay chỉ là vì người già làm như vậy rồi người trẻ học theo?

Người bạn Nhật của tôi trả lời: “Không phải đâu, là vì từ nhỏ thì đã được giáo dục phải làm như thế mới được; nhưng nếu nói riêng, đặc biệt là những người trẻ tuổi, mọi người cũng không biết nhiều lễ nghi như thế đâu!” Ồ ~ Ra là thế.

Nhờ những lần tiếp cận ít ít về văn hóa của các nước mà sau này, dù là đi biểu diễn ở nước nào, tôi cũng có thể nhanh chóng thích nghi. Vì biết được lễ tiết, phong tục, tập quán, và những cái đặc thù trong sinh hoạt của họ, nên sẽ không làm ra những hành động nhạo báng, nói những câu đùa không thích hợp. Điều này thì lúc còn ở Canada tôi cũng không ngờ tới đấy!

Hoạt động trong kỳ nghỉ, thiên nhiên là thượng hảo

Ở thành phố Đài Bắc, chuyện thường làm nhất trong các kỳ nghỉ có thể là đi dạo, dùng bữa, xem phim; nhưng ở Vancouver, chuyện tôi thường làm nhất trong các kỳ nghỉ là đi câu cá, đi du thuyền và bắt cua.

Chính phủ Canada rất xem trọng việc bảo vệ sinh thái, những quy định liên quan đến nó cũng được đặt ra rất nghiêm. Như việc câu cá, bắt cua, trước tiên là phải mua giấy phép, còn dựa theo quy định là vào mùa nào hay trong khoảng thời gian nào mới được câu, bắt. Nếu là bắt cua còn có quy định là chỉ được bắt cua đực, không được bắt cua cái. Còn về làm sao phân biệt đực, cái à? Nói cho mọi người biết, yếm cua đực thì nhỏ, còn của cua cái thì to tròn, mà mỗi người chỉ được bắt mỗi lần hai giỏ. Nếu như bắt cua có kích cỡ 15, 16 cm thì cũng “còn” được trở lại biển. Tôi có một người bạn vì bắt cua quá nhỏ, bị đội tuần tra trên biển bắt được, bị phạt 1000 CAD (khoảng 30 000 Đài tệ), mức độ nghiêm ngặt trong luật pháp của họ rất rõ, nhưng cũng vì pháp quy chặt chẽ như thế mà người Canada mới luôn luôn có cá và cua mà bắt.

Tôi cũng đã thường cùng bạn bè lái xe tới White Rock Town ở vùng Seattle, biên giới của Canada và Mỹ để bắt cua. Nó là một thắng địa du lịch bờ biển, rất nhiều người già về hưu (bao gồm cả người Hoa) đều sống ở đó, hưởng thụ khí hậu và phong cảnh ôn hòa. Việc bắt cua rất đơn giản, dùng một sợi dây bện quanh một cái giềng, chính giữa giềng để chân gà hoặc đầu cá hồi mà cua thích ăn nhất, sau đó là tiến ra biển đợi giây lát. Khi kéo giềng lên, nó sẽ như cái dùi, trên đầu có một con cua thật to! Tôi gần như bách phát bách trúng, ít khi nào tay không ra về đấy!

Bắt cua vào buổi tối, một mặt có thể ngắm cảnh biển, chơi đánh bài, trò chuyện, thật sự hưởng thụ rất sung sướng. Cua bắt được mang về cho chút hành, gừng và tỏi rồi dùng nồi cơm điện hấp lên, sau đó là ăn cả miếng to. Nói thật là mùi vị tươi ngon đó, so với cách nấu của người Tấy thì cao siêu hơn nhiều, quả nhiên nói đến ăn, vẫn là cách nấu của người Hoa giỏi hơn! Còn bắt cá thì vào mùa thu, là mùa mà cá phì nhiêu nhất, một nhóm bạn cùng lên chiếc thuyền nhỏ đi dạo hồ, sẵn tiện câu cá.

Ngoài việc bắt cua và câu cá, vào mùa hè tôi còn cùng bạn bè đi nướng thịt ở công viên quốc gia, hoặc là đến bờ hồ nghịch nước, trôi trên thuyền, đều là tiếp cận với thiên nhiên, những thể nghiệm đơn giản và tự nhiên này khiến tôi cảm nhận những dư vị vô cùng!

Gặp phải cướp ngân hàng

Ở Canada mấy năm, tôi còn gặp phải những người mà suốt cả đời này tôi không thể quên được thời khắc nguy hiểm đó, như là… đụng phải cướp ngân hàng?

Vào một buổi chiều rất bình thường, tôi đến ngân hàng có việc, vào khoảng 3 giờ rưỡi, vài phút trước khi ngân hàng đóng cửa, một người đàn ông đứng cạnh tôi đột nhiên lấy mặt nạ ra bịt mặt, rút súng ra, nhảy lên quầy, miệng súng chỉ vào nhân viên hét lớn: “Đưa hết tiền cho tao!”

Không phải đang quay phim chứ? Đầu óc tôi đột nhiên trống rỗng.

“Cả lũ chúng bay không được cử động!”, người đàn ông đeo mặt nạ hét vào mọi người, tay gom tiền vào túi xách, không lâu sau có một chiếc xe phóng tới đón người đó đi. Cả quá trình có thể không đến 5 phút, cực nhanh đấy! Tên cướp vừa đi, ai nấy cũng đều như ngẩn người ra, có người vì bị sốc quá độ nên đã đứng khóc tại chỗ.

Chuyện này cũng có vẻ không thực lắm đúng không! Quả thực là như đang xem phim vậy, chỉ có điều lần này là tự mình trải qua, mà tên cướp còn đứng ngay cạnh mình nữa! Sau đó cảnh sát đến lấy khẩu cung của từng người một, tôi mừng thầm là họ đã không đến ngay khi xảy ra chuyện, nếu không người đứng gần tên cướp là tôi, có lẽ lúc đó sẽ bị bắt làm con tin rồi!

Sau khi chuyện cướp xảy ra được một tháng, tôi lại có việc đến cùng ngân hàng đó, lại nhìn thấy cửa kính của ngân hàng được kéo xuống, phía trên có dán một tờ giấy ghi: “Vì ngân hàng vừa bị cướp, nên hôm nay tạm ngưng hoạt động”. Ối ~ Lại vừa bị cướp! Có cần đúng lúc vậy không! Đụng cướp một lần đã đủ khoa trương rồi, tôi còn đụng đến hai lần!

Ăn thịt nướng sau khi đụng xe

Còn có một lần cũng rất khoa trương – đụng xe trên núi! Lần đó là hẹn với bạn bè, tôi nhận trách nhiệm lái một trong các chiếc xe, trên xe có chở người bạn, tổng cộng bốn chiếc xe rộng đường đi lên núi, đi qua một khúc cua không chú ý, xe đã bị trượt ra khỏi đường núi, “rầm!”, một cú đụng vào cây đại thụ cực lớn mới ngừng lại được. Chuyện xảy ra đột ngột, tôi ngồi thừ sau tay lái, mất một lúc mới nhớ đến việc hỏi người bạn đi cùng có bị thương hay không.

Cả chiếc xe bị đụng nát hết, cũng may là hai người đều không bị thương, chúng tôi đã dùng sức “cửu ngưu nhị hổ” (chín trâu hai hổ - ND) mới trèo ra được từ cửa sổ. Đợi cảnh sát và công ty bảo hiểm đến hiện trường, sau khi giải quyết những chuyện lặt vặt, bạn tôi còn nói: “Cũng đã đến đây rồi, chi bằng y như kế hoạch đã định, đi nướng thịt thôi!” Ôi ~ Chơi cũng dữ quá nhỉ! Không lay chuyển được họ, chúng tôi cứ vậy mà lên núi chơi một ngày, nhưng miếng thịt nướng ăn trong miệng thật sự không có chút mùi vị nào!

Không còn luống cuống nữa

Nhớ lại bản thân mình trước khi ra nước ngoài, đích xác là như một đóa hoa trong nhà kính, chuyện gì cũng không biết, không hiểu. Sống những ngày tháng độc lập trong mấy năm đã khiến tôi khỏe mạnh hơn, trải qua những nguy hiểm, tính cảnh giác cao hơn, dũng khí cũng lớn hơn trước nhiều, cũng biết gánh vác trách nhiệm với tất cả những chuyện mình làm. Ngoài việc gặp cướp ngân hàng như đã nói phía trước, tôi còn gặp những người da trắng cố ý khiêu khích ở trên đường, hoặc thường nghe có người đang lái xe thì bị cướp.

Không ai sinh ra thì đã gan dạ, hoặc là biết làm thế nào phòng ngừa nguy hiểm, khắc phục sợ hãi. Cho dù đã trở thành minh tinh thường biểu diễn trước hàng vạn người, cũng tất yếu phải trải qua từng bước luyện tập, dần dần tích lũy sự tự tin, mới có thể đem mặt tốt nhất của mình biểu hiện ra cho khán giả xem. Lúc học ở khoa nghiên cứu, tôi từng làm trợ giảng, cũng phải giảng bài trước mặt hơn 100 sinh viên – Trời ạ! Anh văn suy cho cùng không phải là tiếng mẹ đẻ của tôi, vậy mà phải giảng bài trước nhiều người như thế, từ lúc bắt đầu đứng run trên bục giảng, đến sau đó mới có thể bình tĩnh mà nói, thậm chí mất vài truyện cười để nâng cao hứng thú học tập, nhờ đó cũng là để luyện tập thêm, dần dần bồi dưỡng sự tự tin.

Sau này, khi tôi đứng trên sân khấu, với những lúc trước vạn người vừa hát vừa nhảy cũng không còn luống cuống hay nhũn chân nữa, tôi vẫn luôn nhớ đến những ngày tháng ở Canada, chúng đã gợi lại lòng tin đối với chính bản thân tôi, tin tưởng mình cuối cùng cũng có thể tìm được một phương pháp tốt nhất để bước đi trên con đường phù hợp nhất với mình.
Về Đầu Trang Go down
wuchun_piglet_love
2 vc Heo ham ăn
2 vc Heo ham ăn
wuchun_piglet_love


Tổng số bài gửi : 490
Reputation : 0
Join date : 05/09/2009
Age : 36
Đến từ : Nơi nào mà Chun đến - Chun'hours

The beginning - Calvin (bản dịch đầy đủ) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: The beginning - Calvin (bản dịch đầy đủ)   The beginning - Calvin (bản dịch đầy đủ) EmptySat Nov 07, 2009 12:25 pm

Phần 2
Chặng đường du lịch tuyệt nhất đời người

Du lịch tự động năm 21 tuổi

6 người, 21 ngày, hơn 8000 km, đi xuyên hai nước Mỹ, Canada, nước Mỹ có 50 bang, mà tôi đã đi 10 bang, một lần tuyệt nhất đời tôi, chặng đường du lịch thoải mái nhất mà cũng điên rồ nhất mà tôi đã hoàn thành năm 21 tuổi!

Trẻ tuổi, không biết chữ “sợ” viết thế nào! Tất cả 6 người bạn, thuê một chiếc xe du lịch, không hể có chuyện đặt trước khách sạn, chỉ dựa vào một tấm bản đồ chỉ đường là có lòng tin sâu sắc mà lên đường – Đúng! Không hề nghĩ gì cả, cũng không cần lên kế hoạch quá nhiều, dù thế nào cũng luân phiên lái xe, lái đến đấu hay đến đó. Chỗ nào vui thì dừng lại lâu hơn, chỗ nào chán thì dừng lại ít hơn, mệt thì tìm motel (khách sạn ven đường cho người đi ô tô - ND) như: Holiday Inn, Comfort Inn hoặc Travelodge Inn ngủ một giấc mới đi tiếp. Đã nói là một chuyến “công du” châu Mỹ, giới hạn càng ít càng tốt.

Lộ trình du lịch rất ngẫu hứng

Lộ trình theo kế hoạch của chúng tôi là thế này: Sáng ngày đầu tiên xuất phát từ Vancouver, sau khi đến Mỹ thì đi Seattle, Portland, Sacramento, San Francisco, Los Angeles, sau khi đến San Diego ở phía Nam thì quay lại vùng Đông Bắc, đi Great Canyon, Yellow Stone National Park, Salt Lake City, rồi trở lại Ohio, Montana, lại đến Spokane có nhiều món ăn của Đức, sau đó là trở lại Seattle và cuối cùng là về lại Vancouver. Nếu trên tay bạn có bản đồ nước Mỹ là cứ cầm lên xem những điểm đến đó, vậy cũng đủ biết lúc ấy chúng tôi có nhiệt huyết và hoài bão lớn đến thế nào!

Còn nhớ 7 giờ sáng ngày đầu tiên, chúng tôi xuất phát từ Vancouver, lúc đi qua Seattle trời còn đang có tuyết rơi, nhưng 12 giờ đêm hôm đó, chúng tôi đã đến được Sacramento, là đến khu vực biên giới của Canada rồi. Bởi vì thời gian, tâm trạng đều rất tùy hứng, những người đồng hành lại đều là những người bạn thân nhất, bất luận là gặp chuyện gì đều cảm thấy hứng thú, mới mẻ. Như ở Yellow Stone National Park, cảnh quan 100% là thuần tự nhiên, tê giác, chó sói và các loài động vật hoang dã đều đi qua đi lại ngay trước mặt bạn, hoàn toàn không có hàng rào ngăn cách, muốn đến gần một chút để xem, bất cứ lúc nào cũng có thể xuống xe, mặc dù nguy hiểm nhưng lại rất hứng thú.

Còn có lần chạy xe vào sa mạc thì gặp phải bão cát, thổi đến trên xe gần như là rung lắc mãnh liệt không ngừng, phía trước chỉ có thể nhìn thấy cảnh tượng nội trong 20 mét, thật kinh khủng. Sau đó đa số chúng tôi vì muốn chơi bạc chút đỉnh nên đã đến thành phố của sòng bạc Los Angeles, nhưng chúng tôi đến đó lại để xem những màn biểu diễn ma thuật hoành tráng và ăn buffet vừa tiện lại vừa ngon, tôi chỉ có thể nói buffet ở Los Angeles thật sự không phải xoàng đâu! Hàu sống, tôm hùm… tất cả đều bày ra cho tùy bạn ăn đến no nê, mà chỉ có 20 USD! Lợi quá còn gì! Đương nhiên đến thành phố sòng bạc nổi tiếng, lẽ nào lại không chơi một chút chứ! Nhưng thắng thua không quan trọng, quan trọng là cảm nhận được không khí nơi đây.

Hết xăng bất ngờ trên sa mạc

Đó là một chuyến đi tuyệt nhất từ trước đến nay, chúng tôi còn bị xảy ra chuyện “hết xăng bất ngờ” trên sa mạc, suýt nữa là không về được. Tôi là người nhận trách nhiệm lái xe trên đoạn đường đó, trước khi vào sa mạc tôi còn đặc biệt xem kim xăng: “Còn một nửa, chắc là đủ rồi đó, sa mạc cũng không lớn lắm!”, người bạn nhắc nhở tôi: “Có cần đổ đầy xăng trước không, sẻ bảo đảm hơn”. Tôi còn vỗ ngực chắc nịch: “Yên tâm, không có gì đâu!”

Không ngờ mới chạy được nửa đường thì đèn báo hiệu đã sáng lên, xung quanh là sa mạc mênh mông, tôi hoàn toàn bị mất phương hướng, cũng không biết còn bao xa mới có thể ra được. Lúc ấy vẫn chưa có hệ thống dẫn đường qua vệ tinh GPS, điện thoại của chúng tôi không bắt được tín hiệu, nhiệt độ rất cao, sợ rằng máy lạnh sẽ làm tốn xăng, nên tôi tắt máy lạnh đi, mở hết các cửa sổ ra, nóng đến toàn thân đổ mồ hôi ướt cả người. Trên xe không một ai biết mình đang ở đâu, cũng không biết chúng tôi có bị kẹt trong sa mạc rồi không về nhà được hay không.

Cứ thế tôi cho xe chạy mà không một chút dấu vết, con đường phía xa xa xuất hiện một tia sáng, thấy thấp thoáng một tòa nhà (ban đầu còn tưởng là ảo giác) – được cứu rồi! Tôi vội vàng tăng hết ga chạy về hướng đó, không ngờ… là trạm xăng! Xúc động quá ~ ~ Dù vừa cũ vừa bám bụi, còn có rất nhiều loài côn trùng kỳ lạ bay tới bay lui (có cả một con muỗi khổng lồ khoảng 10cm bay phía trên, rốt cuộc từ đâu sinh ra loài muỗi to như thế, tôi vẫn là lần đầu tiên nhìn thấy), nhưng thật may là trạm xăng vẫn hoạt động, chúng tôi vội vàng đổ xăng, thuận lợi được cứu!

Nhớ về thời niên thiếu của mình

Lần “hết xăng bất ngờ trên sa mạc” đó làm thất kinh hồn vía, ngay đến bây giờ, mỗi khi nhớ lại tôi đều rất tức cười. Thật ra không chỉ có chuyện sa mạc, chỉ cần nhớ tới cảnh tượng của chuyến du lịch lần đó, mỗi một đoạn đều cảm thấy rất ấm áp và vui vẻ. Tôi gọi nó là “một chuyến du lịch tuyệt nhất đời người”, bởi vì tôi biết rằng: muốn có thêm một cơ hội như thế là rất khó. Lúc trẻ thật sự không sợ trời, không sợ đất, ba lô trên lưng, cứ cho xe chạy, nơi nào cũng có thể đến; tìm không được chỗ trọ hoặc là muốn tiết kiệm tiền thì có thể ngủ trên xe. Bây giờ gan đã không to như trước và rất khó để lại có sự hăng hái, bằng lòng bỏ lại tất cả, lái xe đi thật xa một cách ngốc nghếch, đơn thuần chỉ là “muốn đi du lịch” thì đi du lịch nữa.

Huống hồ, bạn đồng hành tốt thật khó tìm. Năm đó năm người bạn thân đồng cam cộng khổ, sau khi tốt nghiệp thì bị chia cắt, có người thì ở lại Vancouver, có người thì về nước mình làm việc, có người trở lại Hồng Kông, dù còn liên lạc với nhau, nhưng khoảng cách lại rất xa và bận làm các công việc của mình, muốn sắp xếp một chuyến đi 21 ngày, nói nghe sao dễ nhỉ?

Vì vậy, tôi càng trân trọng kỷ niệm sâu sắc về chuyến du lịch đó. Tôi đã thường nói, đợi tôi già, nghỉ hưu rồi, nhất định tôi sẽ trở lại sống ở Vancouver. Bởi vì, những kỷ niệm tươi đẹp thời tuổi trẻ của tôi đều đã lưu lại nơi đây, không mang đi được.
Về Đầu Trang Go down
wuchun_piglet_love
2 vc Heo ham ăn
2 vc Heo ham ăn
wuchun_piglet_love


Tổng số bài gửi : 490
Reputation : 0
Join date : 05/09/2009
Age : 36
Đến từ : Nơi nào mà Chun đến - Chun'hours

The beginning - Calvin (bản dịch đầy đủ) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: The beginning - Calvin (bản dịch đầy đủ)   The beginning - Calvin (bản dịch đầy đủ) EmptySat Nov 07, 2009 12:28 pm

Phần 3
Singapore
Thể nghiệm đầu tiên

Singapore quả thật là một đô thị quốc tế tràn đầy sức sống!

Trước đây tôi có đến Singapore vài lần vì lý do công việc, fans ở đây rất nhiệt tình, rất tuân thủ trật tự, bộ mặt thành phố cũng rất chỉnh tề, khiến tôi lưu lại một ấn tượng sâu sắc. Ngoại trừ Nhật Bản, sân bay Changi của Singapore có thể được xem là sân bay mà FLH có thể ra vào “thoải mái” nhất. Không phải nói họ không nhiệt tình, mà mỗi một nơi có văn hóa khác nhau, cách thức ứng xử đương nhiên sẽ có những khác biệt, fans ở đây rất ngoan ngoãn xếp hàng chào đón chúng tôi, nhân viên bảo an ở sân bay còn giúp ổn định trật tự, lần nào đến cũng thoải mái, không chút áp lực.

Lần này chọn ngoại cảnh chụp photobook, lúc quyết định địa điểm, tôi đã chủ động kiến nghị chụp ở Singapore. Trong lòng tôi, đó là một đô thị quốc tế hóa thời thượng của châu Á, tiên tiến, phát đạt, rất xem trọng xanh hóa, rất dễ chịu. Thời gian chụp hình dù chỉ có 2 ngày ngắn ngủi, nhưng là lần đầu tiên tôi thâm nhập cự ly gần để tìm hiểu nó.

Ban đầu, Singapore lôi cuốn ánh mắt tôi ở những tòa nhà cao chọc trời. Lúc trước ở Vancouver tôi thường hay cùng bạn bè nửa đêm lái xe đến Stanley Park ở trung tâm thành phố ngắm cảnh đêm, tôi thích những tòa nhà cao chọc trời với khoái cảm như chính mình “cùng hòa nhập với thế giới”. Trung tâm thành phố Singapore vào buổi tối có cảnh quan hùng vĩ và phồn hoa, rất giống với cảnh tượng lúc trước tôi được nhìn thấy, khiến tôi nhớ lại những ngày tháng vui vẻ, không có ưu phiền năm nào.

Một phong cảnh xinh đẹp kết hợp xưa và nay
Ông lão cắt tóc bên vệ đường


Luật pháp Singapore rất nghiêm minh, người dân nơi đây cũng chấp hành rất nghiêm chỉnh,thói quen có trật tự, tố chất sinh hoạt rất cao. Đến Singapore, tôi dần dần phát hiện được, dù bề ngoài nó rất Tây hóa, nhưng cốt lõi bên trong lại rất Đông phương, lúc đi trên đường thường nhìn thấy sự kếp hợp Đông – Tây, cảnh tượng xưa và nay hòa hợp rất có cảm xúc ~!

Như những bức ảnh chụp ở tiệm cắt tóc bên vệ đường này, thoạt đầu sẽ tưởng là chụp ở vùng ngoại ô xa xôi, nhưng kỳ thực là hoàn toàn ở trong thành phố hiện đại, nằm ở con hẻm nhỏ “kẹp” giữa hai tòa nhà cao tầng. Một ông lão xếp ghế, cắt tóc bên vệ đường, phía sau còn có vài học sinh đang xếp hàng! Nhiếp ảnh gia bảo ông lão đừng bận tâm chúng tôi đang làm gì, cứ tự nhiên là được, chụp lên quả nhiên hiệu quả rất đặc biệt, có một cảm giác như bộ phim trái ngược xưa và nay nhưng lại rất tự nhiên.

“Cửa hiệu dầu gió” tuyệt diệu

Những bức ảnh chụp ở “cửa hiệu dầu gió” cũng rất đẹp. Đó là một cửa hàng nhỏ truyền thống do một gia đình lập ra, rất giống với những “tiệm cam” (là những cửa hàng nhỏ chủ yếu bán đồ khô – ND) ở Đài Loan thời xưa. Khi chúng tôi đi ngang qua nhìn thấy, cảm thấy những bức ảnh đó kết hợp với những dòng chữ cũng rất cute đấy chứ! Tiếc rằng hôm ấy muốn chụp mà ánh sáng không đủ, nên không chụp.

Chiều hôm sau lại đi nhưng trời mưa. Các nhân viên đã làm theo tập tục của người địa phương là dùng hành, củ tỏi và ớt làm thành một con “búp bê cầu nắng” cắm trên mặt đất để cầu nguyện, đợi chụp xong những cảnh khác mới quay trở lại, và mưa đã thật sự tạnh rồi!

Khi đang chụp hình, bà chủ không biết có phải là muốn chào đón chúng tôi hay không, bắt đầu chụp không bao lâu thì đã vặn nhạc to tiếng hơn, nghe kỹ thì nhận ra : đó là bài hát “Đêm Thượng Hải” năm nào đây mà! Bài hát xưa phát ra từ nơi có âm hưởng “lịch sử”, phối hợp với quảng cáo có “hương vị cổ xưa” như thế làm bối cảnh, rất có hơi thở hoài cổ.

“Châu Âu” có hương vị Nam Dương

Đến Singapore, bạn nhất định không thể bỏ lỡ kiến trúc có phong cách thuộc địa nơi đây. Lần này được đặc biệt thông qua sự cho phép, chúng tôi vào viện bảo tàng quốc gia để chụp hình, không gian trắng trang nhã thuần khiết kiểu Âu châu, lấy ánh sáng từ cửa sổ mái chiếu xuống, cả ngày làm việc mệt mỏi rã rời, chớp mắt đã bị hơi thở văn nghệ phong phú làm cho quên hết.

Và nếu bạn thích không khí của trạm xe kiểu châu Âu xưa, tôi sẽ giới thiệu bạn đến trạm xe lửa Tanjong Pagar ở Singapore. Nó được xây dựng vào năm 1932, lấy cảm hứng từ trạm xe lửa Helsinki của Phần Lan, bây giờ là trạm xe qua lại giữa hai nước Singapore và Malaysia. Đại sảnh được thiết kế với tường cao, khi đi vào có cảm giác rất rộng rãi, rất khí thế, trên tường còn có trang trí những bức tranh phù điêu đầy màu sắc và những cái quạt điện đưa qua đưa lại. Ghế ngồi ở ga dường như mấy chục năm rồi chưa đổi, trên đó còn có một chú “mèo của trạm” nằm ngủ yên một cách lười nhác, tôi rất thích cảm giác nhàn nhã hưởng thụ ánh nắng chiều của Mặt Trời chiếu vào như thế này. Chúng tôi không dám động đến nó, chỉ lén chụp cùng nó vài bức ảnh trước, tới khi tôi đưa tay sờ nó thì nó lập tức tránh đi, có thể là không muốn làm quen với tôi đấy, haha!

Ngày chụp hình ở trạm xe lửa vừa ngay là buổi sáng chủ nhật. Bên cạnh ga có một nhà hàng, có những gia đình đến từ Singapore và Malaysia, cả nhà lớn nhỏ đều đang ăn sáng. Tôi cứ ngửi thấy mùi cơm chiên, cơm gà Hải Nam, mì cà ri… v.v hương vị Nam Dương đã khiến tôi từ bên này bị lay động, thật sự rất khó chuyên tâm được đó! Dù nói họ ăn sáng, nhưng rất khác so với bữa sáng quen thuộc của chúng tôi, nhưng cái không khí cả nhà hiếm khi được tụ lại, nhàn nhã dùng bữa sáng lại rất ấm áp! Như kỷ niệm lúc nhỏ của tôi, ba mẹ thường hay đưa cả nhà chúng tôi ra ngoài dùng bữa vào ngày nghỉ, vì ba mẹ cảm thấy như vậy có thể giữ gìn tình cảm giữa những người trong nhà.

Khách sạn thiết kế và thức ăn ngon khiến tôi rất thích thú!

Những năm gần đây ở Singapore rất thịnh hành “khách sạn cực phẩm thiết kế”, trong quyển sách này có rất nhiều hình ảnh, đều là chụp trong những “khách sạn mới uy nghi”. Trong mỗi phòng của khách sạn đều có một chủ đề khác nhau, ngoài việc phong cách thủ công của mỗi phòng khác nhau, do ông chủ vốn là người cực kỳ “mê ghế tựa”, trong mỗi một phòng và đại sảnh nhà hàng đều có để một cái ghế cực đẹp, khi chụp lên có cảm giác đặc biệt khác. Chúng tôi không chỉ chụp trong phòng, mà còn chụp ở hồ bơi, ngay cả toilet cũng không bỏ qua…

Thức ăn của Singapore càng khiến tôi không ngớt lời khen ngợi! Những lần trước đến đều là ăn những món truyền thống, như là canh sườn hầm thuốc bắc, cơm gà Hải Nam, nhưng lần này có cơ hội thưởng thức những món ăn kiểu phương Tây rất tuyệt, như món bít tết, thịt sườn mà tôi thích ăn, ở Singapore đều có nhà hàng chất lượng cao cung ứng, khiến tôi yên tâm mà thưởng thức! Tôi không hề bài xích những món ăn phương Tây, mà còn là rất thích nữa, vì vậy việc trước đây từng sống ở nước ngoài đối với tôi là không hề đặc biệt cảm thấy ăn uống bất tiện gì cả (haha)!

Ở đây cũng phải đặc biệt cảm ơn các fans Singapore lần nữa! Suốt mấy ngày làm việc, hình ảnh của các bạn vẫn không rời, đã không làm ảnh hưởng đến tiến độ chụp ảnh mà còn âm thầm cổ vũ chúng tôi. Hy vọng các bạn sẽ thích sự hiện diện của chúng tôi ở Singapore, tôi cũng mong chờ nhanh chóng có cơ hội đến đây lần nữa để gặp gỡ các bạn!

Cách dùng bữa của Calvin

Cùng ba học lễ nghi dùng bữa

Tuy lúc ăn món Tây phải bày dao, nĩa, ly, đĩa ra đầy bàn, trông trận địa rất lớn, nhưng tin tôi đi, trên cơ bản thì lễ nghi dùng món Tây không khó chút nào. Lúc nhỏ ba mẹ thường hay cố định là dịp cuối tuần sẽ đưa chúng tôi đến nhà hàng dùng bữa để lấy đó làm cơ hội quan trọng “thúc đẩy tình cảm gia đình”, và ba tôi ngồi ở bàn nghiêm túc chỉ bảo tôi phương pháp và lễ nghi chính xác khi dùng món Tây. Để ăn được hết những món ăn thịnh soạn, đương nhiên tôi phải vắt hết sức cố gắng học hỏi, chỉ có thể nói, ba tôi thật sự rất hiểu tâm lý của con trẻ!

Khi đến nhà hàng, hãy nhớ rằng sẽ có bồi bàn ở ngõ vào đưa bạn đến chỗ ngồi; nếu nhìn thấy trong nhà hàng có chỗ trống cũng không được tự ý đến ngồi. Khi đến bàn ăn, bạn có thể thấy trước mắt là những đĩa được xếp sẵn để chứa thức ăn, đĩa nhỏ bên trái là đĩa bánh mì, góc bên phải có ba cái ly, giữa hai bên là ly rượu vang đỏ, ly rượu vang trắng và ly nước. Cả hai bên đều có vài bộ dao nĩa, chỉ cần nhớ rằng: bắt đầu sử dụng từ bộ ở phía ngoài cùng, rồi theo thứ tự đến bộ trong cùng, vậy thì không thể nào sai được!

Sau khi mở khăn ăn thì nhẹ nhàng đặt nó trên đùi, không được choàng lên cổ - chỉ có trẻ em mới có đặc quyền làm vậy thôi nhé! Khi dùng khăn lau miệng, để giữ lịch sự, chỉ cần lấy một góc lau nhẹ nhàng là được, có thể làm nhanh để những người khác không nhìn thấy thì càng tốt; khi phải tạm thời rời chỗ ngồi đi rửa tay, đừng để khăn ăn lên lưng ghế, mà phải nhẹ nhàng xếp nó lên ghế, để bồi bàn và những người khách khác biết rằng bạn sẽ nhanh chóng quay lại chỗ ngồi - Tôi sẽ mau chóng quay lại!

Tuần tự và cách thức dùng bữa

Nếu là bữa ăn Pháp, tuần tự của nó là: uống rượu khai vị trước, mục đích là tăng thêm sự ngon miệng; thứ tự món ăn là: món đầu tiên là súp, món thứ hai là món nguội, món thứ ba là món chính, món chính thông thường là thịt hoặc hải sản trộn rau; và món thứ tư là tráng miệng và thức uống lạnh, món thứ năm là trái cây và cà phê hoặc trà, có thể giúp tinh thần tỉnh táo, cuối cùng là một ly rượu mạnh hoặc rượu sâm banh sau bữa ăn, giúp cho việc tiêu hóa.

Thông thường người ta ăn bít tết hay nói “chín tám phần”, nhưng ở nước ngoài thì kỳ thực độ chín của thịt bò được gọi theo các số 1, 3, 5, 7, “tái” (rare) là chín một phần, “tái vừa”(medium rare) là chín ba phần, “vừa”(medium) là chín năm phần (hoặc gọi là nửa chín), “chín tới”(medium well) là chín bảy phần, “hoàn hảo”(well done) là chín hoàn toàn. Lúc dùng bữa thì nói những từ này ra, bồi bàn sẽ biết bạn là người sành ăn đấy!

Lúc dùng súp phải nhớ để thìa hướng từ trong ra ngoài, khi dùng đến những ngụm cuối cùng, dùng tay trái đưa bát súp hơi nghiêng lên hướng vào trong, sau khi góc nghiêng đạt 45 độ thì dùng thìa múc súp. Phải luôn ghi nhớ là không để phát ra âm thanh ‘sụp ~ sụp ~” đấy, nếu thế sẽ làm người khác lưu lại ấn tượng mình không được dạy bảo.

Tay phải cầm dao, tay trái giữ nĩa, cắt thức ăn thành những miếng nhỏ, sau đó từ từ cho vào miệng. Thông thường ăn món Tây ở Đài Loan, thói quen hai tay cùng tiến, cách thức dao nĩa cùng lúc thực hiện việc lấy thức ăn cũng chính là cách ăn của châu Âu; nếu sau khi vừa cắt thức ăn xong rồi chuyển nĩa sang tay phải, sau đó dùng nĩa ghim thức ăn thì đó là cách ăn của Mỹ. Phần lớn người Mỹ cho ta cảm giác không bắt bẻ những chi tiết nhỏ nhặt, trong cách đối đãi với thức ăn cũng để lộ ra những manh mối, theo quan sát của tôi thì họ thật sự rất thích dùng nĩa, lúc nào cũng thấy họ dùng nĩa để ăn, vừa tiện lợi vừa thoải mái!

Nếu trong thức ăn có xương hoặc vật lạ (như gà, vịt, cá) thì không được nhổ thẳng ra đĩa hoặc bàn, mà phải từ tốn nhổ ra nĩa hoặc thìa trước, rồi mới nhẹ nhàng đặt sang một bên. Khi ăn mì Ý, thói quen của chúng ta mở miệng thật to để ăn, nhưng khi ăn kiểu Tây thì sau khi dùng nĩa cắt thành những sợi ngắn mới có thể cho vào miệng.

Sau đây là phần ngoài lề: người Nhật Bản dùng súp và ăn mì đều phát ra âm thanh rất to, trong văn hóa của họ hành vi này không bị cho là không lịch sự. Theo người bạn Nhật của tôi nói, phát ra âm thanh không phải là để biểu đạt “rất ngon”, mà là muốn hút vào miệng lượng không khí lớn để độ nóng của súp và mì nguội hơn, rất thú vị đúng không!

Lễ tiết uống rượu, chọn rượu

Thông thường khi dùng bữa kiểu Tây sẽ có kết hợp rượu đỏ, rượu trắng, nếu muốn nhấp rượu thì lại chia ra: rượu trước bữa ăn, rượu cho món chính, rượu tráng miệng và rượu sau khi dùng bữa. Rượu trước bữa ăn có thể chọn rượu sâm banh hoặc gọi là rượu sủi bọt; còn rượu cho món chính thì phải xem sự khác biệt của món ăn mà chọn.

Rượu trắng hợp với thịt trắng, rượu đỏ hợp với thịt đỏ

Thông thường những món thịt đỏ (như thịt bò, thịt dê), khẩu vị nước chấm tương đối đậm nên sẽ thích hợp với rượu vang đỏ; những món ăn thanh đạm và những món thịt trắng (như thịt gà, hải sản, thịt heo) thì lại thích hợp với rượu trắng sẽ ngon miệng hơn và cũng làm mất đi mùi tanh một cách hiệu quả. Chất “tannin” trong rượu đỏ có thể làm mềm thịt, làm cho phần thịt mỏng hơn; còn “a xít” trong rượu trắng có thể làm tăng thêm hoạt tính dễ chịu, như làm mất đi mùi tanh của hải sản, đó đều là những công dụng bổ sung của rượu nho cho thức ăn đấy! Sau khi dùng xong món chính thì sẽ cùng nhấp chút rượu với món tráng miệng, rượu thường có khẩu vị ngọt hơn, rất thích hợp với món tráng miệng. Sau khi kết thúc bữa ăn thì dùng một trong các loại rượu mạnh là whisky để tạo một kết thúc có ấn tượng sâu sắc cho bữa tiệc. Nếu không muốn phí tâm ý nhấp rượu thì tôi đề nghị bạn có thể dùng rượu sâm banh, vì sâm banh còn được gọi là “rượu pha chế”, thích hợp với bất kỳ món ăn và loại thịt nào.

Nếu không am hiểu lắm về cách thức chọn rượu thì cũng có thể xin ý kiến của hầu bàn để chọn cách phối hợp thích hợp nhất. Thường thì họ sẽ giới thiệu, sau khi mở nút chai ra sẽ rót một ít vào ly rồi mời bạn ngửi và uống thử. Nhìn chung thì thực khách sẽ vui vẻ tiếp nhận sự giới thiệu của hầu bàn, trừ khi mùi vị của rượu có thay đổi hoặc là bên trong có lẫn tạp chất, nếu là vậy, bạn hãy nhớ để nghị hầu bàn đổi cái khác.

Nếu như đang dùng bữa mà muốn duỗi tay ra thư giãn, trò chuyện, hoặc là đứng lên đi rửa tay, hãy nhớ đặt dao nĩa xếp theo hình bát tự (dao và nĩa đối diện nhau) trên đĩa, như vậy hầu bàn sẽ biết được bạn chỉ tạm thời ngưng lại, một lát sau sẽ tiếp tục dùng bữa. Nếu đã ăn xong thì hãy xếp dao nĩa thành một góc 45 độ và để ở bên phải của đĩa, nĩa bên trái và dao bên phải, lưỡi dao hướng vào trong, nĩa hướng xuống. Như thế thì hầu bàn sẽ biết được ám hiệu của bạn và giúp bạn đem đĩa đi.

Rất đơn giản đúng không? Những lễ nghi này có lẽ có nhiều bạn biết, có nhiều bạn không biết, lần sau đến nhà hàng kiểu Tây hoặc thưởng thức món Tây có thể thử xem, để bản thân dù ở trong nước hay nước ngoài đều có thể chìm đắm trong văn hóa nước ngoài, cảm nhận không khí dùng bữa như những quý tộc thời cổ đại nhé!
Về Đầu Trang Go down
wuchun_piglet_love
2 vc Heo ham ăn
2 vc Heo ham ăn
wuchun_piglet_love


Tổng số bài gửi : 490
Reputation : 0
Join date : 05/09/2009
Age : 36
Đến từ : Nơi nào mà Chun đến - Chun'hours

The beginning - Calvin (bản dịch đầy đủ) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: The beginning - Calvin (bản dịch đầy đủ)   The beginning - Calvin (bản dịch đầy đủ) EmptySat Nov 07, 2009 12:42 pm

Phần 4
Lớp học Anh văn của Calvin

Bài 1
Hotel

Du lịch Mỹ - Canada, thứ không thiếu nhất chính là khách sạn (Hotel is everywhere!)

Khi đi du lịch Mỹ hoặc Canada thì hoàn toàn không cần lo không tìm được khách sạn. Bởi vì hai đất nước này rất lớn, việc chạy xe đường dài mấy tiếng đồng hồ vốn là chuyện như cơm bữa, đặc biệt là những người trẻ tuổi rất hay có thói quen một nhóm người lái một chiếc xe đi du lịch đường dài, đương nhiên, các khách sạn liên hoàn chính là nơi chuyên cung cấp chỗ ở cho lữ khách, trên đất nước Mỹ, Canada nơi nào cũng có, chỉ cần chạy dọc theo quốc lộ, dường như cách mỗi một kilomet đều có một khách sạn!

Nổi tiếng nhất chính là Holiday Inn, Traveler’s Inn, Comfort Inn… những cái có đuôi “Inn” chính là khách sạn 3 sao. Những khách sạn này không cần đặt trước, cũng không phải lo đầy khách, lúc nào vào check-in cũng có phòng. Giá phòng dành cho hai người chỉ khoảng 100 USD, phòng rất sạch sẽ, có những dụng cụ vệ sinh cơ bản và còn lắp đặt thêm phòng tập thể hình, hồ bơi. Buffet buổi sáng miễn phí là nhất định cần rồi đấy, bánh mì, yến mạch, sữa bò, cà phê… thứ gì cũng có, nếu bạn là học sinh hoặc là khách ba lô, ở trong những khách sạn này bạn sẽ được ăn no rồi mới tiếp tục lên đường, như vậy có thể giúp túi tiền tiết kiệm không ít!

Lúc chúng tôi đi du lịch tự động đến Mỹ, chính là nhờ những cái Inn rẻ tiền, vừa tiện lợi vừa sạch sẽ này mà đã trải qua một kỳ nghỉ khó quên. Khi đến đại lộ Hollywood ở Los Angeles, một nơi có giao thông rất thuận lợi, chúng tôi nhìn thấy một vài khách sạn cũ và nhỏ, vốn đã muốn xuống xe để hỏi giá phòng rồi, nhưng nhìn kỹ thì mới chú ý đến bảng hiệu của những khách sạn này đều chớp đèn màu hồng, màu xanh, còn có những cô gái trang điểm đậm lòe loẹt và những người đàn ông cổ quái đang đi đi lại lại trước cửa, có lẽ cũng đoán được là làm gì rồi. Dù giá phòng ở đây có lẽ không quá mắc, mà giao thông còn thuận lợi, nhưng để an toàn, cuối cùng chúng tôi bàn bạc trọ nơi khác – “Đi du lịch, an toàn là trên hết” mới là đạo lý đúng đắn.

Chuyến du lịch đó chỉ có duy nhất một lần chúng tôi được ở một nơi khá “cao cấp”, chính là lúc ở Yellow Stone National Park, bởi vì khách du lịch quá nhiều, phòng bình thường đều kín cả rồi, chúng tôi lại không đặt phòng trước, chỉ có thề dằn lòng chi ra số tiền gấp đôi để ở trong một căn lều. Sáu người cùng ở chung một căn phòng được thiết kế với tường cao và có cả một phòng khách nhỏ, cảm giác rất dễ chịu! Nói thật là, tôi rất may mắn mới có cơ hội ở trong lều, bởi vì ở trong công viên quốc gia, chung quanh đều là thiên nhiên, còn nếu vẫn ở khách sạn tường gạch xi măng, cảm giác làm sao so được với ở trong lều chứ?

Nếu bạn có hứng thú với lịch sử của một thành phố, cũng thích ở trong những tòa nhà “cũ”, cảm nhận không khí cổ xưa thì hãy chuẩn bị đầy đủ tiền du lịch (điều này là quan trọng nhất đấy), có thể lên mạng tìm thử, có rất nhiều thành phố lớn của các quốc gia Âu Mỹ có ít nhất là một khách sạn ngụy trang kiến trúc cổ, trang thiết bị của nó không chắc sánh được với những khách sạn kiểu mới thông thường, phòng cũng không sang trọng hay đặc biệt rộng rãi, nhưng ở bên trong lại giống như cùng thành phố này vượt qua lịch sử trăm năm, đặc biệt thích hợp với những lữ khách “khảo cổ”!

Khách sạn Vancouver tọa lạc ở Vancouver là một khách sạn cũ có bề dày lịch sử lâu đời, trọ một đêm tốn khoảng 20, 30 ngàn Đài tệ, bản thân tôi tuy chưa từng trọ qua, nhưng có thể tưởng tượng được, cảm giác rất đặc biệt! Một nơi khác là khu resort Fairmont Empress ở Victoria, vì có lịch sử lâu đời, nên bên ngoài bị dây leo của cây mây vây kín đến gần như không nhìn thấy được, bữa trà chiều (high tea) kiểu Anh ở đại sảnh là trọng điểm mà khách du lịch ắt phải ghé thăm, nó rất giống trong các phim điện ảnh với bữa điểm tâm ba món độc đáo gồm sandwich, bánh ngọt và những món tráng miệng kiểu Tây khác, với số tiền bỏ ra là 1 500 Đài tệ, bạn đã có thể thể nghiệm thú vui nhàn nhã như các quý tộc thượng lưu thời cổ. Tôi từng đưa mẹ đến đây ăn, tuy chưa từng trọ phòng, nhưng dùng bữa trà chiều có cảm giác rất lãng mạn!

Đặt phòng qua mạng vừa thuận tiện vừa tiết kiệm

Trước khi trọ ở khách sạn, tôi nhất định phải so sánh giá cả trên mạng. Tuy bạn có thể tìm thấy rất nhiều những cái được gọi là trang web đặt phòng với những ưu đãi về giá cả, nhưng tin tôi đi, tuyệt đối không thể nào rẻ bằng việc đặt phòng trực tiếp trên trang web của chính khách sạn đó! Nguyên nhân rất đơn giản, đã là phục vụ đặt thay, chắc chắn ít nhiều cũng phải tốn chút tiền thù lao, nếu bạn có thể trực tiếp tìm được “đầu nguồn”, không gian có thể trả giá đương nhiên lớn hơn chứ! Đây chính là bí quyết tiết kiệm tiền do tôi đổi được sau nhiều lần đích thân thực nghiệm đấy.

Về chuyện đặt phòng trên mạng trước, ngoài lợi ích là tiện lợi hơn so với gọi điện thoại hoặc fax, ở một số khách sạn có quy mô khá lớn, họ còn đặc biệt trang bị quầy chuyên check-in cho những khách đặt phòng qua mạng. Nói cách khác, bạn không còn phải vì vô tình đụng thời gian check-in của đoàn du lịch mà phải xếp thành hàng dài, bạn chỉ cần đi thẳng đến quầy chuyên dụng, đưa ra mẫu đơn đặt phòng đã được in, không đến 2 phút là có thể cầm thẻ và chìa khóa phòng, thoải mái về phòng nghỉ ngơi rồi!

Còn có những khách sạn mạnh hơn, họ đã sử dụng “check-out không người phục vụ”, chính là khi trả phòng, bạn chỉ cần điền vào một mẫu đơn, bỏ kèm thẻ phòng vào bì thư rồi bỏ vào hòm thư cạnh thang máy (nhưng nhất định là phải dùng thẻ tín dụng thanh toán) thì đã hoàn thành thủ tục check-out, ngay cả một câu tiếng Anh cũng không cần nói, rất thuận tiện phải không!

Tôi được xem là người không dễ bị lạ chỗ, dù là đi du lịch đến đâu, cứ nằm lên giường, đầu đặt xuống gối là có thể nhanh chóng ngủ say, vì vậy đối với yêu cầu về khách sạn, chỉ cần có những thứ vệ sinh cơ bản, sạch sẽ là được, dù gì cũng còn trẻ mà, đi du lịch quan trọng nhất là chơi vui. Bây giờ làm nghệ sĩ, tôi có rất nhiều cơ hội ở trong những khách sạn ở các nước, điều thay đổi duy nhất có lẽ là hy vọng có thêm nhiều không gian riêng tư hơn và cũng phải chú ý đến chất lượng phục vụ hơn! Nếu là một khách sạn thật sự chú ý đến việc đối đãi với khách trọ, không chỉ chú trọng đến việc thiết lập bề ngoài cho xa hoa hay mỹ quan, mà là thật sự quan tâm đến khách hàng, để họ cảm nhận được sự “trọng đãi”. Từng ở trong những khách sạn quốc tế 5 sao, tất cả đều để lại trong tôi ấn tượng đẹp và sâu sắc.

Khu resort mà hiện tại tôi đang muốn ở nhất chính là Venetian ở Ma Cao, tôi từng đến Venetian ở Los Angeles, hãy tưởng tượng trong resort nơi đâu cũng có nước, có thể ngồi thuyền, ca hát, cũng có thể tản bộ bên bờ sông, shopping, khiến người ta luôn hướng về nó, có thể nghỉ lại nơi đây, cũng có thể xem như là “vẹn toàn ước mơ” phải không! Đợi sau khi tôi đến đây rồi trở về mới nói ra cảm tưởng cho mọi người biết nhé. Nếu có thể có một kỳ nghỉ dài, tôi cũng muốn cùng người nhà và bạn bè đến biệt thự nghỉ mát ở đảo Bali, những người bạn của tôi từng đến đấy đều khen không hết lời, có thể nằm cả ngày trên bãi cát, lười nhác không cần làm gì cả, chỉ việc hưởng thụ vầng thái dương ấm áp của Nam Dương, đối với tôi bây giờ mà nói, đó đã là điều hạnh phúc lớn lao rồi đấy!

Những mẫu câu sau đây, đa số là dùng ở quầy tiếp tân của khách sạn, hoặc là khi nói chuyện điện thoại với nhân viên phục vụ. Luyện rành những câu này chắc chắn sẽ rất có ích cho chuyến du lịch của bạn.

Những mẫu câu Anh văn thường dùng trong khách sạn:

Is there any room available for tonight?
Tối nay có phòng trống không?
What is the rate of an executive room per night?
Giá mỗi đêm cho một phòng là bao nhiêu?
I would like to make a reservation of a single room for two consecutive nights.
Tôi muốn đặt một phòng đơn cho hai đêm.
Do I need a credit card for making reservation?
Tôi có cần thẻ tín dụng để đặt phòng không?
Can I have a non-smoking room, please?
Xin hỏi tôi có thể xin một phòng không hút thuốc không?
What is the earliest check-in time?
Thời gian check-in sớm nhất là khi nào?
What is the latest check-out time?
Thời gian check-out muộn nhất là khi nào?
Can you connect me to the concierge, please?
Xin hỏi cô có thể giúp tôi liên lạc với quầy phục vụ không?
Can you connect me to the room service, please?
Xin hỏi cô có thể giúp tôi liên lạc với dịch vụ phòng không?
Could you please send someone to clean my room?
Có thể phiền cô nhờ ai đó dọn dẹp phòng tôi không?
These clothes need to be sent to the laundry.
Những bộ quần áo này cần được đem đi giặt.
I would like to have a wake-up call at seven in the morning tomorrow.
Tôi muốn được gọi dậy vào 7 giờ sáng mai.
I would like to extend my stay for another two nights.
Tôi muốn ở thêm hai đêm nữa.
Could you show me the way to hotel restaurants?
Cô có thể chỉ đường tôi đến nhà hàng của khách sạn không?
Can you show me the way to the hotel lounge?
Cô có thể chỉ đường tôi đến đại sảnh khách sạn không?
Could you send the bellboy to get my luggage, please?
Có thể phiền cô nhờ phục vụ cầm hành lý của tôi không?
I’d like to check-out now, what is the total amount for my stay here? Could you charge it to my credit card, please?
Tôi muốn trả phòng, chi phí tổng cộng là bao nhiêu? Có thể phiền cô trừ vào thẻ tín dụng của tôi không?

Bài 2
Nhà hàng

Vancouver – Nơi tập trung ẩm thực các nước

Khoảng thời gian du học nước ngoài có thể nói là thời gian mà tôi béo nhất trong đời! Gương mặt tròn hơn bây giờ rất nhiều, cân nặng đến 72 kg, nguyên nhân rất đơn giản – tham ăn quá!

Ở Vancouver, những người di dân và lưu học sinh từ các nước châu Á rất nhiều, vì vậy các nhà hàng Nhật, Hàn, Trung Quốc chẳng những cần là có, mà còn đúng khẩu vị, giá cả cũng rất hợp lý. Tôi thích nhất là tiệm mì “Kintaro” vì nó dùng số lượng lớn xương heo hầm liên tục trong 24 tiếng tạo thành một loại canh có màu trắng vừa thơm vừa đậm đà, tuy lần nào đi cũng phải đợi 30 phút trở lên, nhưng chỉ cần uống một ngụm canh thì chuyện gì cũng xứng đáng cả!

Lần trước cùng Aaron Yan đến Vancouver làm khách mời trong cuộc thi SSN, tôi còn đặc biệt đưa họ đi ăn, tuy mọi người đều nói ngon, nhưng chỉ có một mình tôi là ăn hết cả tô! Nghĩ kỹ, lượng mì ở Kintaro thật sự nhiều gấp gần 2 lần của Đài Bắc hay Nhật Bản, chung quy là do mở tiệm ở nước ngoài, phân lượng tất nhiên cũng phải đặc biệt nhiều để vừa ý người ở đây. Hóa ra là, vô tình sức ăn của tôi khi ở Canada cũng lớn hơn.

Nếu là lúc muốn chúc mừng gì đó, tôi và bạn bè sẽ đến tiệm có tên là “Raku (vui)” . Nó được quản lý bởi người Nhật Bản chính thống, buôn bán rất đắt, yakitori, sashimi, mì udon… thứ gì cũng có. Người nước ngoài thường ngồi ở quầy để có thể thưởng thức được tay nghề làm sushi cao cấp của sư phụ, vừa ăn vừa xem. Và để thể hiện “chí khí tiến thủ” của người Nhật, những món ăn ở đây không được ghi trong giấy mà người hầu bàn sẽ trực tiếp hướng về phía nhà bếp kêu to: “Một phần mì udon!” và từ nhà bếp cũng sẽ lập tức có tiếng đáp trả: “Hai!” (Tiếng Nhật, nghĩa là ‘Ừ/Vâng’ – ND) Khi ăn nghe được những tiếng kêu lên rồi xuống giọng đó cũng xem như là một kinh nghiệm “phấn chấn lòng người”!

Ngoài ra, dường như tất cả những bạn học người Hàn khi nghe đến “Jang Mo Jib” đều phải chảy nước bọt, đó là quán ăn Hàn Quốc nổi tiếng nhất ở Vancouver. Bên ngoài tiệm dán đầy hình ảnh lưu lại của những ngôi sao Hàn Quốc từng đến đây, có thể thấy sự nổi tiếng rầm rộ thế nào rồi! Tôi thích nhất một món ăn của nó, đó chính là món lẩu đầy ắp xương heo, nước dùng đậm đà, thơm nức, có thể dùng tay cầm xương heo lên gặm, thật là thỏa thích! Nếu là ăn món Trung Quốc, tôi sẽ đến nhà hàng “Tân Thúy Hồ”, bởi vì tôi rất thích ăn cua, mà cua ở đây thì rất to (một con phải hơn 20 cm!), rất tươi, dù là cua tẩm ớt hay cua nướng bơ đều ngon một cách xuất sắc, dùng sốt của nó chang lên cơm cũng có thể ăn đến mấy bát!

Ăn đến no hay ăn đến chết?

Nhưng, trò “giải trí” hứng thú nhất thời học sinh chính là tiến công “ăn đến no” đấy! Vì có thể bất chấp tất cả mà ăn điên cuồng, tính đi tính lại rẻ hơn so với những nhà hàng thông thường không ít (có nhà hàng khi qua 9 giờ tối, phần ăn tự động giá gốc là 600 Đài tệ chỉ còn khoảng 400, quả thực là thiên đàng của sinh viên), đương nhiên nó đã trở thành lựa chọn hàng đầu khi tôi và bạn học mừng công, tụ họp rồi! Cá hồi ở Canada phì nhiêu và tươi sống nổi tiếng gần xa, và cả tuna sashimi, gần như lần nào cũng chỉ có hai mùi vị này chiếm hết không gian trong dạ dày của tôi. Chúng tôi đã thường hay thi đấu ở nhà hàng “ăn đến no” để xem ai ăn được nhiều hơn, đến khi ăn không nổi nữa, thì lại đổi luật chơi thành “chơi oẳn tù tì, ai thua thì ăn”, và thật sự là có người ăn đến nôn ra tại chỗ! Thể nghiệm “no đến hết hơi” điên cuồng này, muốn thử, thật sự chỉ có thể nhân lúc còn trẻ thôi!

Bí quyết tính tiền boa

Dùng bữa ở nước ngoài, “trả tiền boa” là lễ nghi cơ bản nhất, trừ phi người phục vụ ở đó thật sự tệ đến mức khiến bạn giận dữ, còn không thì nhất thiết phải nhớ để lại 10 ~ 15% tiền boa đó! Bạn tôi có lần quên trả tiền boa, người phục vụ còn đuổi theo hỏi “Có phải là phục vụ của chúng tôi khiến anh không hài lòng không” !

Kỳ thực, lương chính của phục vụ nhà hàng rất thấp, tiền lương theo pháp định là thấp nhất, không ai hơn ai, nên tiền boa là nguồn thu nhập rất quan trọng của họ. Tiền boa một ngày của cả nhà hàng phải gộp lại rồi chia đều cho mỗi người, số tiền kiếm được thật sự rất ít ỏi. Nhưng mà, trả tiền boa cũng có bí quyết đấy, thông thường người ta có thói quen lấy số tiền phải trả nhân với 10% ~ 15% thì ra được số tiền boa phải trả là bao nhiêu, kỳ thực đây là cách tính không “thành thạo” đấy! Nếu số tiền phải trả là 100 USD, kỳ thực trong đó có 5 USD là thuế nhất thiết phải đóng cho Chính phủ, số tiền thực tế phải trả cho nhà hàng là 95 USD. Vì vậy, bạn chỉ cần trả 10% ~ 15% của 95 USD làm tiền boa là được, đây chính là bài học do giáo sư ngành kinh tế của tôi dạy đấy, các bạn đã nhớ chưa nào?

Không như các phố lớn hẻm nhỏ ở Đài Loan, đến đâu cũng có thể ăn được, thói quen của người nước ngoài khi đi ăn nhà hàng là phải đặt trước, cho dù là bạn đến nhà hàng đắt khách hay không, tốt nhất là phải gọi điện thoại hẹn trước, để tránh đến lúc đông khách lại mất hứng. Thông thường thì nhà hàng sẽ giúp khách giữ chỗ 10 ~ 15 phút, người nước ngoài rất có quan niệm thời gian, khi đến giờ thì chỗ ngồi sẽ được chuyển cho người khác, vì vậy khi bạn muốn dời thời gian lại hoặc đến trễ cũng phải nói cho nhà hàng biết, còn không sẽ bị liệt vào danh sách không được hoan nghênh, sau này dù muốn đặt chỗ thế nào đi nữa cũng không đặt được đâu đấy!

Sau đây là những câu khi đến nhà hàng dùng bữa hoặc khi đặt chỗ có thể sử dụng, mọi người có thể học nó.

Những mẫu câu Anh văn thường dùng trong nhà hàng:

I have a reservation for two persons under Calvin at seven in the evening.
Tôi muốn đặt hai chỗ vào lúc bảy giờ tối dưới tên Calvin.
I would like to have a table for two by the window.
Tôi muốn có bàn cho hai người gần cửa sổ.
We are ready to order now.
Bây giờ chúng tôi muốn gọi món.
I would like to have a full course meal, thank you.
Tôi muốn một phần ăn, cảm ơn.
What’s soup of the day?
Hôm nay có món súp gì?
I would like my steak to be medium, please.
Tôi muốn bít tết chín vừa, cảm ơn.
Could you give me a bottle of wine?
Có thể cho tôi một chai rượu không?
I would like to have ice cream for the dessert.
Tôi muốn dùng kem cho phần tráng miệng.
May I know where the restroom is?
Xin hỏi nhà vệ sinh ở đâu vậy?
What’s your business hour?
Thời gian làm việc của các anh là mấy giờ?
Can I have your business card?
Tôi có thể xin danh thiếp của anh không?
Can we have the check/bill, please?
Làm phiền đưa cho chúng tôi hóa đơn, cảm ơn.
It’s my treat./ The bill is on me.
Để tôi đãi.
Let’s go Dutch.
Chúng ta đi ăn thôi! (Dutch: đi ăn chung nhưng phần ai nấy trả - ND)
Keep the change.
Cứ giữ phần tiền lẻ (làm tiền boa) đi.


Bài 3
Trung tâm mua sắm

Trung tâm mua sắm nơi đây lớn vượt ngoài sức tưởng tượng

Ở nước ngoài, điểm đặc sắc lớn nhất của các trung tâm mua sắm chính là - “lớn”!

Đi qua một lần thì bạn sẽ biết được mức độ lớn “vượt ngoài sức tưởng tượng” của chúng, bên trong ngoại trừ có công ty bách hóa, siêu thị, phố mua sắm và phố ẩm thực, còn có rạp chiếu phim, khu vực trò chơi điện tử, công viên giải trí và tàu lượn, thậm chí có cả bưu điện, trạm y tế và cửa hàng đổ lô tô! Đi dạo trung tâm mua sắm vào dịp cuối tuần là thú vui cực kỳ quan trọng của người nước ngoài, lái xe chở cả nhà đến đây đi dạo cả ngày cũng không hết!

Thời gian ở Canada, tôi cứ luôn chọn ở gần trung tâm mua sắm, hầu như dịp cuối tuần nào cũng đều lái xe đi dạo một vòng trung tâm mua sắm, bởi vì thật sự rất tiện lợi, đồ ăn, đồ mặc, đồ dùng có thể mua hết một lần. Có lúc tôi cùng bạn bè thi nhau đi dạo các trung tâm mua sắm khác nhau rồi so sánh giá cả xem trung tâm nào bán hàng rẻ nhất đấy!

Tôi thường hay đến Metrotown cực lớn ở British Columbia, từ nhà tôi đến đó cách nhau chỉ khoảng 10 phút lái xe, bên trong có mười mấy gian hàng lớn, ngoại trừ bán đồ, thậm chí còn có cả cơ quan giám sát cung cấp dịch vụ đổi bằng lái xe, nộp phạt và các dịch vụ khác. Quần áo được bán ở đây có rất nhiều thương hiệu hạng sang quốc tế và những thương hiệu bình thường, giá cả rất hợp lý, đó cũng là nơi mà tôi thường hay đi dạo.

Trong trung tâm như đặt mình ở Đài Loan

Vì ở Vancouver người Hoa rất nhiều, có những trung tâm là người Hoa mở, chuyên bán hàng của Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông, ví dụ như Crystal Mail, Parker Place, Aberdeen Center, còn có những trung tâm mặc dù do người Nhật mở, nhưng lại bán hàng Trung Quốc như Yohan. Trung tâm mua sắm của người Hoa thông thường nhỏ hơn, nhưng hàng hóa được trưng bày tương đối tập trung, có đặc trưng “chim sẻ tuy nhỏ, nhưng ngũ quan có đủ” của người Hoa. Những vật phẩm ăn, mặc, ở, v.v những thứ tất yếu của người Hoa đều có thể tìm thấy nơi đây, thậm chí còn có cửa hàng thịt nướng, vẽ tranh, trò chơi điện tử, máy chụp hình sticker, v.v, đi bên trong những nơi này, bạn không thể nào cảm thấy mình đang ở nước ngoài, mà lại nhầm tưởng như đã “về nhà” vậy. Có những trung tâm còn đặt tên là “The Landmark”, “Pacific Place”, người Hoa ở đây còn gọi những nơi này là “Tiểu Hồng Kông” hay “Tiểu Đài Bắc” đấy!

Tôi thích đến phố ẩm thực trong những trung tâm của người Hoa để ăn cơm sườn, cơm đùi gà, an ủi dạ dày cần “hương vị quê hương”, cuối cùng là đi siêu thị, mua những thứ như bánh màn thầu đông lạnh, bánh bao, sủi cảo, bánh mì… những thực phẩm “dự trữ” mang về. Bữa sáng tôi thường hay ăn nhất chính là dùng nồi cơm điện hấp bánh bao và màn thầu, kết hợp một ly sữa đậu nành là đã rất mãn nguyện rồi.

Trước và sau lễ Giáng sinh hằng năm, trung tâm mua sắm có thể nói là nơi có không khí lễ hội nhất, đến đâu cũng thấy đầy ắp những người mua quà cáp, bên trong lẫn bên ngoài những trung tâm còn trang hoàng ngũ sắc, còn có cả ông già Noel cùng bạn chụp hình, đi xe lửa. Ngày vui nhất cũng là ngày điên cuồng nhất, không gì qua được ngày “Boxing Day” 26 tháng 12, đến ngày này, các trung tâm mua sắm đều sẽ tung ra bán đại hạ giá, nơi nào cũng giá siêu thấp đến 20%, 30%, mới sáng sớm đã có người đến xếp hàng, hơn nữa ai nấy gần như cũng đều đỏ mắt mà mua hăng say, đó cũng xem như là một “kỳ cảnh” hiếm thấy phải không!

Những mẫu câu Anh văn thường dùng trong trung tâm mua sắm:

I don’t have anything paticular in mind, I’m just looking around.
Tôi không đặc biệt muốn tìm mua gì cả, tôi chỉ là đi xem thử thôi.
Can you please assist me?
Có thể phiền cô giúp tôi không?
Does this shirt come in other colors?
Cái áo này có màu khác không?
What material is this pair of shoes made of?
Đôi giày này được làm từ chất liệu gì vậy?
May I know where the fitting room is? I’d like to try these clothes on.
Xin hỏi phòng thử đồ ở đâu? Tôi muốn thử những cái áo này.
This isn’t exactly my favourite piece, I’ll look around more.
Đây thật sự không phải thứ chính xác mà tôi muốn, tôi sẽ thử xem thêm.
Could you give me a better deal?
Cô có thể cho tôi tùy nghi một chút không?
Are these sales items?
Đây có phải là những món bán hạ giá không?
May I know where the till is?
Xin hỏi quầy tính tiền ở đâu?
Can I pay with credit or debit card?
Tôi có thể trả bằng thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ không?
Can I have this shirt wrapped in a gift box, please?
Có thể phiền cô giúp tôi gói cái áo này vào hộp quà không?
Can I have the receipt in the bag, please?
Có thể phiền cô giúp tôi bỏ biên nhận vào cái túi không?
I’d like to do a refund for this sweater because this size doesn’t fit well.
Tôi muốn trả lại cái áo len này vì kích thước không vừa.


Bài 4
Taxi

Đài Loan tuyệt đối là một trong những nơi đón taxi dễ dàng nhất trên thế giới! Ở Mỹ hay Canada, trừ khi là thành phố lớn quốc tế như New York, còn không thì ở những nơi khác, bạn có đứng bên đường vẫy tay cả ngày cũng có thể không bắt được chiếc taxi nào!
Thời gian sống ở nước ngoài, ngoài những lúc lái xe ra, tôi gần như đi xe buýt, xe điện ngầm, vì đi taxi thật sự rất đắt! Cùng một lộ trình, ở Đài Loan tốn 200 Đài tệ, ở Mỹ có thể phải tốn đến 2000! Vì vậy những câu dưới đây, tốt nhất bạn nên học thuộc, để một ngày nào đó cần phải đón taxi thì có thể lấy ra sử dụng – suy cho cùng mỗi phút mỗi giây đều là vàng mà!

Những mẫu câu Anh văn thường dùng khi đón taxi:

How long does it take to arrive at the airport?
Đến sân bay mất bao lâu vậy?
How long does it take to arrive at the hotel?
Đến khách sạn mất bao lâu vậy?
Can you drive me to the nearest shopping mall?
Có thể chở tôi đến trung tâm mua sắm gần nhất không?
Please turn right at the next traffic light.
Làm phiền rẽ phải ở đèn xanh đèn đỏ kế tiếp nhé.
Please stop at the next intersection.
Làm phiền dừng xe ở giao lộ kế tiếp nhé.
Do you have change for a hundred dollar bill?
Anh có tiền thối cho tờ bạc 100 đồng không?
I need a taxi to the town at eight in the evening.
Tôi cần một chiếc taxi đến thị trấn vào lúc tám giờ tối.
How long will it take to arrive at the destination?
Còn bao lâu nữa thì đến nơi?
I would like to take a look at the buildings and monuments in this town, can you drive me around please?
Tôi muốn đi xem các tòa nhà và những di tích kỷ niệm ở thị trấn này, có thể phiền anh chở tôi đi một vòng không?
Can you recommend any interesting place to visit?
Anh có thể giới thiệu cho tôi nơi nào thú vị để tham quan không?
Can you drive me to the night market?
Anh có thể chở tôi đến chợ đêm không?


Bài 5
Thuê xe

Thuê tuyệt đối có lợi hơn mua

Thuê xe có thể nói là điều có lợi nhất cho chuyến du lịch đường dài ở Mỹ và Canada, cũng là phương tiện giao thông kinh tế nhất. Bởi vì không cần phải gánh vác chi phí bảo dưỡng, còn có thể thuê ở A rồi chạy đến B, nếu bảo hiểm đầy đủ, bạn cũng không phải quá lo lắng việc đụng phải những chuyện ngoài ý muốn. Suy cho cùng, khi đi du lịch đường dài thì thường hay gặp những tình huống mới mẻ trên đường, nếu kỹ thuật lái xe không giỏi, nếu xe đụng phải người khác hay đường sắt, cái cây bên đường, và chỉ cần một tai nạn nhỏ cũng có thể làm mất đứt trên 10 000, tính ra mua bảo hiểm trước vẫn có lợi hơn. Có những học sinh đến Mỹ hoặc Canada lưu học thời gian ngắn hay du học, cảm thấy mua một chiếc xe thì quá hao tốn, kỳ thực thuê xe cũng đã có thể đi khắp nơi rồi!

Tôi từng thuê xe hai lần ở Canada, một lần là dọn nhà, thuê một chiếc xe tải, chỉ việc dọn nhà, tôi ở Canada hơn 6 năm cũng đã dọn khoảng 6 lần rồi, vì vậy việc thuê xe tải để dọn nhà đối với tôi là chuyện như cơm bữa; còn không thì là giúp bạn học dọn nhà, mọi người đều giúp qua giúp lại như thế. Tôi cảm thấy giúp đỡ nhau như vậy thì sẽ có tinh thần cùng chung hoạn nạn với nhau, có thể khiến tình cảm của mọi người trở nên tốt đẹp hơn, sau khi dọn xong thì mời những người bạn đã giúp đỡ mình ăn bữa cơm, ai ai cũng đều làm như thế cả. Còn lần khác chính là chuyến “công du” nước Mỹ cùng bạn bè đó! Đã là thuê xe, đương nhiên phải thuê đặc biệt một tí, oách một tí, những chiếc xe mà bình thường không dễ gì lái được đấy! Nếu số người khá ít, tôi sẽ chọn loại xe thể thao hoặc loại xe con; nếu số người nhiều hơn và là du lịch đường dài thì chiếc Van bảy chỗ (loại xe như loại SUV) là lựa chọn đầu tiên, loại xe này bây giờ cũng rất thịnh hành ở Đài Loan, hai cửa ở phía sau được mở kiểu trượt, vô cùng tiện lợi, còn không thì kiểu dáng xe Jeep cũng không tệ, vừa bền, chỗ ngồi lại cao, có thể nhìn rõ ràng, lúc lái trông càng oách hơn!

Biển xe biểu lộ sự sáng tạo

Nếu như có cơ hội đến Mỹ và Canada, đừng quên chú ý biển xe của họ. Người phương Tây thật sự rất có sáng tạo và có tính hài hước, mỗi một bang đều có đặc trưng của nó (bao gồm động vật, thực vật, v.v), họ đã dùng những hình vẽ hoặc những chữ cái dễ thương hoặc châm biếm biểu hiện trên biển xe. Như bang Arizona của Mỹ, vì bên trong có sa mạc, nên trên biển xe có vẽ một cây xương rồng; còn ở North West Territories (ở Canada – ND), vì thuộc vùng Bắc Cực nên vẽ lên biển xe một con gấu Bắc Cực. Chỉ cần nhìn là biết chiếc xe đó đến từ đâu, khiến cho những biển xe vốn chỉ có những con số và mẫu tự Anh văn trở nên đầy màu sắc và sống động, tôi cảm thấy rất thú vị, không chịu được phải đến khu tham quan “Gas Town”, nơi chuyên bán những biển số xe, mua một lần mười mấy biển số đem về thay đổi!

Ở Đài Loan, chủ xe có thể chọn số cho biển xe, nhưng ở Mỹ và Canada thì có thể để những chữ mà mình muốn lên, đặt làm một biển xe cho riêng mình, ví dụ “I am Calvin”, “I love XXX”, v.v. Tôi có một người bạn Đài Loan đã “chịu khó” xin một tấm biển, chữ tiếng Anh trên đó là “Pachila”, Pa-chi-la nghe giống câu gì? Bạn tự nghĩ đi! Thật hợp với cậu ấy đó!

Nếu muốn thuê xe ở nước ngoài, ngoài việc phải có bằng lái xe quốc tế, cần phải nhớ đặt trước, đồng thời lên trang web của công ty cho thuê xe kiểm tra xem có giảm giá hay không, thỉnh thoảng họ sẽ có những ý tưởng khiến bạn không ngờ tới đấy!

Những mẫu câu Anh văn thường dùng khi thuê xe:

What is the age requirement for car renting?
Bao nhiêu tuổi thì được thuê xe?
Here is my international driving license.
Đây là bằng lái quốc tế của tôi.
What’s the rate per day?
Giá thuê mỗi ngày là bao nhiêu?
I would like to rent a car for five days.
Tôi muốn thuê một chiếc xe hơi trong 5 ngày.
I would like to have full coverage insurance just in case.
Tôi muốn có bảo hiểm an toàn để đề phòng.
Do late-return fees apply?
Có áp dụng phí trả xe trễ không?
Is a credit card needed to hold my reservation?
Có cần thẻ tín dụng cho việc đặt trước của tôi không?
Can I use another person’s credit card with their permission?
Tôi có thể dùng thẻ tín dụng của người khác với sự cho phép của họ không?
Will my credit be charged when I make the reservation?
Thẻ tín dụng của tôi sẽ được tính phí khi tôi đặt trước chứ?
Am I required to take the insurance?
Tôi có nhất thiết phải mua bảo hiểm không?


Bài 6
Sân bay

Cơ hội sử dụng Anh văn ở sân bay tuy nhiều, nhưng vì thông qua tuần tự từng cửa, từng cửa một, hãng hàng không cũng có thể cung cấp những hỗ trợ những lúc thích hợp, vì vậy thực tế là không gặp phải nhiều tình huống khó khăn. Duy nhất điều phải chú ý chính là hải quan, họ thường hay hỏi bạn những câu hỏi như: “Đến đây làm gì?”, “Mang theo bao nhiêu tiền nhập cảnh?”, tốt nhất là nên học thuộc trước, như hải quan ở Vancouver có một cánh cổng dành riêng cho những người Hoa không nói rành tiếng Anh, chỉ là thông thường đi qua những cánh cổng này thì mất nhiều thời gian gấp mấy lần so với đi qua cổng thông thường…

Những mẫu câu Anh văn thường dùng khi ở sân bay:

May I know where the check-in counter of XXX Air is?
Xin hỏi quầy check-in của hãng hàng không XXX ở đâu?
What is the latest time to check-in?
Thời gian check-in muộn nhất là khi nào?
What is the baggage allowance for this airline?
Hãng hàng không này cho phép mang hành lý nặng bao nhiêu?
This luggage is hand carried.
Tôi muốn xách túi hành lý này.
Can I have the “Fragile” tag on this smaller luggage? Thank you.
Có thể giúp tôi dán nhãn “dễ vỡ” lên cái va li nhỏ hơn này được không? Cảm ơn.
Can I have my seat by the aisle?
Tôi có thể ngồi cạnh lối đi không?
I would like to request for a vegetarian meal.
Tôi muốn yêu cầu một phần ăn chay.
May I know where the arrival hall is?
Xin hỏi đại sảnh nhập cảnh ở đâu?
May I know where the departure hall is?
Xin hỏi đại sảnh xuất cảnh ở đâu?
May I know where the airport lounge is?
Xin hỏi phòng nghỉ của sân bay ở đâu?
Can you show me the direction to the “lost and found” counter?
Có thể phiền anh chỉ tôi đường đến quầy “mất và tìm kiếm” không?
I want to get a few souvenirs from the duty free shops.
Tôi muốn mua một số vật lưu niệm ở những cửa hàng miễn thuế.
My boarding gate number is eleven. Could you tell me the way to the boarding gate?
Số thứ tự cổng lên máy bay của tôi là 11. Cô có thể chỉ tôi đường đến cổng lên máy bay không?
This is my boarding pass.
Đến lượt lên máy bay của tôi.
Về Đầu Trang Go down
wuchun_piglet_love
2 vc Heo ham ăn
2 vc Heo ham ăn
wuchun_piglet_love


Tổng số bài gửi : 490
Reputation : 0
Join date : 05/09/2009
Age : 36
Đến từ : Nơi nào mà Chun đến - Chun'hours

The beginning - Calvin (bản dịch đầy đủ) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: The beginning - Calvin (bản dịch đầy đủ)   The beginning - Calvin (bản dịch đầy đủ) EmptySat Nov 07, 2009 12:45 pm

Phần kết

Có dũng khí theo đuổi ước mơ hay đáp ứng kỳ vọng của ba!

Thời tuổi trẻ của mỗi người ít nhiều cũng từng có “giấc mộng ngôi sao”, hy vọng có một ngày nào đó có thể đứng trên sân khấu biểu diễn, chói sáng và nổi tiếng. Người yêu thích ca hát như tôi cũng từng có giấc mơ như thế, nhưng với việc ra nước ngoài học, chuyên tâm học hành, lòng ham muốn biểu diễn cũng đã nhạt dần rồi.

Sau khi kết thúc quá trình học ở khoa nghiên cứu, tôi bắt đầu chấp bút viết luận văn ở Vancouver, đồng thời cũng bắt đầu tìm việc làm, muốn ở lại nơi đó làm công việc ở ngân hàng. Chính là vào lúc này, nhà chế tác cho “Lưu tinh hoa viên”, cũng là ân nhân mở ra con đường ngôi sao của tôi – anh Pang, cùng với đài phát thanh ở Vancouver đã tổ chức cuộc thi “Sunshine Boyz 2004”, giấc mộng ngôi sao đã ngủ quên rất lâu trong lòng tôi đã dần dần thức tỉnh.

Tôi ghi danh rồi! Kỳ thực lúc đầu tôi đã nhận được sự thôi thúc không ngừng của bạn bè, họ cảm thấy tôi rất có tiềm lực. Vào ngày cuối cùng chấm dứt việc ghi danh thì tôi đã đến để ghi danh! Đó cũng là lần đầu tiên trong đời tôi đứng trước mặt nhiều người như thế vừa hát vừa nhảy, lúc xuống sân khấu mới phát hiện cả người mình nóng ran, các ngón tay đều run rẩy. Thật sự rất sợ đấy, nhưng tôi làm được rồi, còn nhận được sự quý mến của ban giám khảo, giành được giải quán quân nữa. Sau khi kết thúc cuộc thi, tôi đã cùng nói chuyện chuyên sâu với nhà chế tác, anh ấy ôm ấp tất cả nhiệt tình và lý tưởng với “làn sóng Hoa”, điều đó đã làm tôi xúc động sâu sắc. Tại sao có làn sóng Nhật, Hàn mà lại không có “làn sóng Hoa” chứ? Chúng ta cũng có những nghệ sĩ có biểu hiện rất tốt, những điều kiện khác cũng đều rất ưu tú đấy chứ!

Nhưng mà, ở Đài Loan phát triển trong làng giải trí và làm việc văn phòng ở Vancouver là hai chuyện hoàn toàn khác nhau, cũng rất có thể sẽ hướng đến hai cuộc sống hoàn toàn khác nhau. Ngã ba đường đang ở trước mắt, tôi phải đi về bên trái hay đi về bên phải đây? Lúc ấy tôi rất hoang mang, hai chuyện bắt đầu lôi kéo tôi.

Nếu tôi chọn phát triển trong làng giải trí, nhất định tôi sẽ có xung đột rất lớn với người cha bảo thủ và truyền thống. Trong mắt ông ấy, nghệ sĩ là một nghề rất không ổn định, khi chưa nổi tiếng thì cơm bữa có bữa không; còn đã nổi tiếng rồi, có thể trụ được bao lâu cũng không ai dám cam đoan. Hơn nữa, tôi khó khăn lắm mới học đến thạc sĩ, thành tích cũng rất tốt, việc gì phải bỏ thu nhập ổn định, một tương lai tương sáng, để gia nhập một ngành nghề đầy rẫy những điều không xác định, làm lại từ đầu?

Thực sự, đối với một tương lai không xác định khiến tôi rất bất an. Nhưng nếu để vuột mất cơ hội lần này, liệu có còn xuất hiện cơ hội lần sau để tôi có thể thực hiện ước mơ hay không?
Hôm đó, sau khi biểu diễn xong, tiếng vỗ tay của khán giả dưới sân khấu đã mang đến cho tôi sự xúc động và cổ vũ không thể nào lắng xuống được trong lòng tôi.

Nếu không thành công thì quay lại làm việc văn phòng, ngoan ngoãn bắt đầu công việc từ chín giờ sáng đến năm giờ chiều! Nhưng nếu không thử sức nhân lúc còn trẻ, sau này nghĩ lại, nhất định sẽ cảm thấy rất đáng tiếc.

Suy nghĩ rất lâu, tôi đã ra quyết định – về nước.

Tự mình độc lập kinh tế

Không dám để ba mẹ biết, cũng không dám về nhà, tôi lén ở nhà người bạn thời trung học trong hai tháng, chờ đợi cơ hội đóng phim. Tôi liên lạc với mẹ, nói cho bà biết suy nghĩ của tôi. Tuy mẹ cảm thấy kinh ngạc, nhưng cũng có thể hiểu và thông cảm cho tôi. Một thời gian sau, bà cảm thấy tôi trốn tránh như thế cũng khộng phải là cách, nên quyết định nói với ba tôi, đồng thời đón tôi về nhà nói chuyện thử với ông ấy.

Phản ứng của ba tôi hoàn toàn đúng như dự đoán, ông ấy nổi giận đùng đùng, bảo tôi mau chóng bay về Vancouver. Tôi đương nhiên không chịu, nhưng vốn đã nói phải quay phim và cũng đã trì hoãn mấy tháng rồi, trong khoảng thời gian chờ đợi này, người nhà không cho tôi một đồng xu nào, có lẽ là muốn đợi đến ngày tôi chịu không được nữa thì ngoan ngoãn trở về Canada đấy! Trong lòng tôi nghĩ: Được thôi, ba không cho con tiền, con sẽ tự đi kiếm. Tôi tìm được công việc làm giáo viên tiếng Anh ở một trung tâm, tự mình độc lập kinh tế, một mặt đi làm, một mặt chờ đợi đóng phim.

Sự phát triển sau này, vì có sự ủng hộ của fans và bạn bè, thật sự có thể dùng “thuận buồm xuôi gió” mà hình dung. Lúc nào tôi cũng cảm ơn thần may mắn đã chiếu cố tôi, càng không thể nào quên tình yêu và sự kỳ vọng của fans.

Tôi không phải cái bình rỗng

Tôi đã từng viết trong blog: “Tôi không muốn fans của tôi ủng hộ một cái bình rỗng.”
Tôi không xuất thân từ trường điện ảnh, trước khi gia nhập làng giải trí có thể nói là không hề có kinh nghiệm biểu diễn nào, chỉ dựa vào sự nhiệt tình và niềm đam mê biểu diễn, bắt đầu từ con số 0 mà học lên. Thật may mắn, hiện tại tôi đã có một nhóm fans yêu thích mình, nhưng cũng chính vì nhìn thấy được nhiều hơn, kinh nghiệm tích lũy nhiều hơn thì càng biết bản thân cần phải nỗ lực rất nhiều, rất nhiều.

Còn nhớ lần đầu tiên FLH lên sân khấu hát là trong concert của S.H.E ở Thâm Quyến, khán giả đến hơn 30 000 người, khi chúng tôi nhảy xong, hai chân đều bủn rủn hết cả, không ngừng run rẩy. Lúc ấy chúng tôi biết rất rõ, trên sân khấu này, trong ngành nghề này, sẽ luôn luôn có những thử thách mới, có những thứ học cũng không hết, chúng tôi vừa mới ra mắt dứt khoát là kẻ mù xem voi! Đây là thời đại cạnh tranh quyết liệt, bây giờ được xem là thần tượng, nhất định phải càng nỗ lực hơn trước mới được. Không thể chỉ biết đóng phim hoặc chỉ biết ca hát, nhất định phải ngang bằng, cả hai thứ đều biết.

Bắt đầu từ thời học sinh, mỗi năm tôi đều đặt một mục tiêu cho chính mình, ví dụ “Xin vào học đại học công lập”, “Thi vào khoa nghiên cứu”, tôi không thích đặt mục tiêu quá xa vời, thông thường chỉ đặt mục tiêu cho một năm tới, sau đó dốc hết sức đạt được, vậy là đã có thể đạt được thành quả của ước mơ.

Tôi thường nhắc nhở bản thân, dù là đang bận rộn, đang vất vả, gặp phải những thất bại không thể đoán trước, thất bại hay bị thụt lùi, khi tôi dùng thân phận “Calvin Chen” để đối mặt, ngay cả khi không cần đối mặt với báo chí, tôi cũng phải dùng thái độ trực tiếp, tích cực, mang đến sức lực cho người khác. Tôi hy vọng mọi người có thể nhìn thấy sự kiên trì của tôi, sự tiến bộ của tôi. Sau đó cùng tôi cố gắng, tiếp tục duy trì lâu dài điều đó.

TÔI, CALVIN CHEN, KHÔNG CÒN IM LẶNG NỮA!

-------------------------

*Dịch: ashleywong*
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





The beginning - Calvin (bản dịch đầy đủ) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: The beginning - Calvin (bản dịch đầy đủ)   The beginning - Calvin (bản dịch đầy đủ) Empty

Về Đầu Trang Go down
 
The beginning - Calvin (bản dịch đầy đủ)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» [08.09.2009]The beginning: Wu Chun, my journey
» Calvin: WOW x GO ( Nhãn hiệu mới của Calvin)
» [14/03/2010]Calvin đi lạc tại Kabukicho.....
» Lịch để bàn The Beginning 2010
» 27/6/09 Nói chuyện với CALVIN CHEN .....

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Mr.Yummy's Sweet Home :: FAHRENHEIT - HIM's Angels :: Fahrenheit's member :: Calvin - 77*F - Warm*辰亦儒專屬區-
Chuyển đến